Những điều bất ngờ về… giấy vệ sinh sẽ khiến bạn thích thú

Những điều bất ngờ về… giấy vệ sinh sẽ khiến bạn thích thú
HHT - Giấy vệ sinh đơn giản, quen thuộc và có phần nhàm chán, nhưng chúng vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta!

Người Trung Quốc là những người đầu tiên tạo ra giấy, và họ cũng là những người đầu tiên sử dụng giấy vệ sinh vào thế kỷ VI. Năm 1393, triều đình nhà Minh đã từng đặt làm tới hơn 720.000 cuộn giấy phục vụ cho mục đích lau rửa ngai vàng, mỗi cuộn giấy dài tới 60-90cm, tương đương gần 70.000 km2.

Tuy nhiên, giấy vệ sinh giống như chúng ta đang dùng hiện nay được ông Joseph Gayetty sản xuất lần đầu vào năm 1857 và bán rộng rãi tại Mỹ như một sản phẩm y tế. Đến năm 1891, nó mới được đăng ký bằng sáng chế.

Hãng giấy vệ sinh Charmin đã mở một cuộc điều tra tại Mỹ cho biết, mỗi người Mỹ sử dụng 57 tờ giấy vệ sinh mỗi ngày, khoảng 1.996 tờ mỗi tháng, 19.152 tờ mỗi năm. Đến năm 80 tuổi, một người sẽ sử dụng tới 1.532.160 tờ giấy vệ sinh, chưa bao gồm các mục đích khác như lau dọn hay dùng để lau mũi khi cảm cúm! Hãng Charmin cũng tạo ra được cuộn giấy vệ sinh lớn nhất thế giới với chiều cao 2,4m và đường kính 2,7m, được sản xuất trong dịp kỷ niệm ngày Giấy vệ sinh thế giới 26/8 vào năm 2014. Cuộn giấy chứa hơn 92.000 m2 giấy tương đương 95.000 cuộn giấy thông thường.

Những điều bất ngờ về… giấy vệ sinh sẽ khiến bạn thích thú ảnh 1

Các phi hành gia tất nhiên cũng cần giấy vệ sinh. Tuy nhiên, giấy của họ có trọng lực rất nhỏ và họ có một thiết bị hút chân không chuyên dụng để loại bỏ chất thải. Giấy sau khi sử dụng được cho vào thùng dán kín và chúng sẽ bị tiêu hủy trên đường trở về Trái Đất.

Tại Mỹ, vào khoảng giữa thế kỷ 20, giấy vệ sinh có nhiều màu sắc khác nhau để "hợp gu" với cách trang trí phòng tắm. Thời kỳ hoàng kim của giấy vệ sinh nhiều màu là vào những năm 1970, và sau đó loại giấy màu sắc này dần biến mất. Có một số nguyên nhân, nhưng một trong những lý do cơ bản khiến giấy vệ sinh thường chỉ có màu trắng, cũng như hầu hết toilet có màu trắng, đó là màu trắng trông sạch sẽ, vệ sinh hơn so với loại giấy màu.

Thế nhưng, ở một số nơi trên thế giới, giấy vệ sinh không chỉ có màu trắng mà còn có màu hồng hoặc hồng đào, được tạo độ ẩm hoặc có hương thơm. Thêm vào đó, có một số loại giấy rất thú vị như giấy ngụy trang dùng khi đi vào rừng, giấy Sudoku in trò giải đố số để chơi trong nhà vệ sinh, hay giấy vệ sinh phát sáng để tiện lấy trong đêm.

Những điều bất ngờ về… giấy vệ sinh sẽ khiến bạn thích thú ảnh 2

Có một cuộc thi thiết kế váy cưới từ giấy vệ sinh được tổ chức thường niên tại New York, Mỹ với giải thưởng 2000 đô la, dành cho người thắng cuộc. Và đã có rất nhiều chiếc váy cưới rất xuất sắc, vì các nhà thiết kế cho rằng đây là một loại vật liệu dễ tạo kiểu và khá bền chắc.

Những điều bất ngờ về… giấy vệ sinh sẽ khiến bạn thích thú ảnh 3

Loại giấy vệ sinh đắt đỏ nhất thường được các triệu phú, diễn viên hoặc các khách sạn sang trọng nhất là giấy Renova có giá lên tới 80 đô la một cuộn giấy. Loại giấy siêu mềm, siêu thấm này có lẽ toát lên vẻ sang trọng của người sử dụng chúng.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?