Những điều ít biết về Khải Hoàn Môn - niềm tự hào của Paris và nước Pháp

Những điều ít biết về Khải Hoàn Môn - niềm tự hào của Paris và nước Pháp
HHT - "Nhân chứng" lịch sử nước Pháp - Khải Hoàn Môn bỗng trở thành "nạn nhân" sau vụ biểu tình lớn nhất thập niên ở Paris.

Khải Hoàn Môn ngày nay là một trong những công trình nổi tiếng bậc nhất tại Paris, Pháp, bên cạnh đại lộ Champs-Elysées là địa điểm tổ chức các sự kiện lớn của thành phố. Với hơn 1,3 triệu lượt khách mua vé thăm viếng mỗi năm, Khải Hoàn Môn hiện đứng thứ 10 trong Top những công trình hút khách du lịch bậc nhất ở kinh đô ánh sáng Paris.

Hoàng đế Napoleon là người xây dựng, nhưng không có cơ hội thấy Khải Hoàn Môn

Nằm giữa quảng trường Étoile, vị trí của Khải Hoàn Môn là điểm cuối của đại lộ Champs-Elysées, khu vực tập trung khách du lịch của thành phố.

Những điều ít biết về Khải Hoàn Môn - niềm tự hào của Paris và nước Pháp ảnh 1

Công trình vốn được Hoàng đế Napoleon xây dựng vào năm 1806 như một cách vinh danh quân đội Đệ nhất Đế chế Pháp, tôn vinh những người đã hi sinh trong cuộc chiến tranh Napoleon và cuộc cách mạng Pháp. Nhưng không may, vị Hoàng đế này đã qua đời 15 năm trước khi công trình được hoàn tất. Như vậy, ông vĩnh viễn không có cơ hội được ngắm nhìn công trình mang tính lịch sử này.

Có những Khải Hoàn Môn khác trên thế giới

Đây không phải là công trình duy nhất trên thế giới, mà có những Khải Hoàn Môn khác được xây dựng ở nhiều nơi.

Khải Hoàn Môn lớn nhất thế gới nằm ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Công trình dựng nên vào năm 1982. Nếu so sánh về mặt diện tích, Khải Hoàn Môn ở Paris đứng vị trí thứ 2 trên thế giới.

Ngoài ra, một số nơi còn có những Khải Hoàn Môn cổ nhất thế giới, bao gồm Khải Hoàn Môn Hadrian - Athens, Hy Lạp; Khải Hoàn Môn Marcus Aurelius và Lucius Verus – Tripoli, Libya; hay Khải Hoàn Môn ở Italia.

Khải Hoàn Môn là "nhân chứng", chứng kiến ít nhất 2 vụ ám sát

Những điều ít biết về Khải Hoàn Môn - niềm tự hào của Paris và nước Pháp ảnh 2

Công trình lịch sử này được coi là "nhân chứng" chứng kiến ít nhất 2 vụ ám sát.

Cụ thể, vào khoảng thập niên 60, cựu Tổng thống Pháp Charles De Gaulle suýt bị trúng đạn do một kẻ lạ mặt ám sát. Nhưng ông may mắn được giải thoát.

Tiếp đến, vào năm 2002, Jacques Chirac, một cựu Tổng thống khác cũng may mắn chỉ bị súng trượt qua người ngay tại công trình này, khi ông đang theo dõi quân đội trên xe Jeep mui trần. Ngay sau đó, cảnh sát nhanh chóng hạ gục kẻ tình nghi.

Lau dọn không hề dễ dàng

Công việc lau dọn, bảo trì Khải Hoàn Môn không hề dễ dàng. Năm 2011, công trình được lau dọn lần đầu tiên sau 50 năm và chưa ai biết lần kế tiếp sẽ là bao giờ.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?