1. Những điều ưu tiên trong cuộc sống
Đây là danh sách giúp bạn sắp xếp các mục tiêu bạn đặt ra trong cuộc sống. Thông thường, chúng ta tập trung vào các nhiệm vụ nhỏ liên quan đến công việc mà quên đi bức tranh toàn cảnh của cuộc sống, bỏ bê các khía cạnh quan trọng hơn. Có thể rằng những nhiệm vụ nhỏ đó là cần thiết bây giờ nhưng liệu chúng có thật sự giúp bạn phát triển trong sự nghiệp? Danh sách những thứ tự ưu tiên sẽ gồm các mục tiêu lớn trông đời, giúp bạn quyết định việc gì cần dành thời gian để thực hiện và khi nào cần thực hiện. Nếu bạn có thể nhìn vào 5 năm tới, bạn mong đạt được điều gì và muốn từ bỏ đièu gì? Đây là những việc bạn cần ưu tiên phần lớn thời gian của mình ngay từ bây giờ.
2. Những quyển sách cần đọc
Rất nhiều người thừa nhận rằng họ muốn đọc nhiều hơn. Đôi khi chúng ta nghe thấy một bình luận về cuốn sách hay, chúng ta cố nhớ nhưng rồi ngay khi đi ngang qua cửa hàng sách vào một ngày nào đó, chúng ta lại quên bẵng mất tên của chúng đi. Đây là lí do bạn cần phải có một danh sách những quyển sách mà bạn muốn đọc để luôn mang theo. Và hãy nhớ dành thời gian cho chúng, dù chỉ vài phút trước giờ đi ngủ.
3. Những điều mới muốn thử
Trải nghiệm mới kích thích giải phóng dopamien, một chất truyền dẫn thần kinh mang lại năng lượng và sự nhiệt tình, dẫn đường cho sự sáng tạo ra các tế bào thần kinh mới và các kết nối thần kinh. Danh sách này bao gồm toàn bộ những gì bạn muốn thử làm, từ một công thức nấu ăn đến một lớp học bất kì nào đó. Và một ngày khi bạn thấy mình đang bị mắc kẹt trong công việc hay thất vọng với cuộc sống, bạn có thể chọn một thứ từ danh sách này để kích thích tâm trạng của mình.
4. Những nơi cần đến
Hãy viết những địa điểm mà bạn muốn đến. Có thể đó là một nơi nào đó trên thế giới, một nơi nào đó trong đất nước bạn ở, hay thậm chí chỉ là một nhà hàng có món ăn mà bạn muốn thử. Và lên kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình.
5. Những việc phải làm
Đây không phải danh sách những việc làm trong ngày mà là những việc bạn cần làm để đạt được mục tiêu của mình. Xác định mục tiêu chính, chia nó thành nhiều mục tiêu nhỏ gồm nhiều bước, cố gắng ước tính thời gian bạn cần để đạt được từng mục tiêu nhỏ đó. Quyết định xem những gì bạn có thể làm để đạt bước đi đầu tiên và nỗ lực thúc đẩy mình tiến về phía trước. Ví dụ, nếu bạn thấy công việc hiện tại không cho phép bạn tiến thêm bước nào nữa, đây có thể là lúc bạn cần xem xét đến một công việc mới.
6. Những người cần liên hệ
Nếu bạn làm việc trong một công ty lớn, bạn có thể chỉ biết một số người trong đó. Điều này làm bạn mất cơ hội biết thông tin về các vị trí tuyển dụng phù hợp với khả năng của bạn. Lập một danh sách những người bạn cần biết trong công ty và cố gắng tạo lập mối quan hệ với họ. Một số cái tên khác trong danh sách là bố mẹ bạn của con bạn và những người hàng xóm sống quanh khu vực nhà bạn.
7. Danh sách các câu hỏi hàng tuần
Rất nhiều lần, chúng ta cảm thấy bế tắc, không có động lực để tiến về phía trước. Danh sách này sẽ lập ra mỗi tháng một lần, cho phép bạn nhớ lại những thành công, khó khăn mà bạn đã vượt qua, cũng như mục tiêu cho tuần tiếp theo và những việc bạn có thể làm để đạt được nó.
8. 10 phút suy ngẫm
Chúng ta luôn phàn nàn rằng mình bị thiếu thời gian, nhưng trên thực tế, mỗi khi ta có 10 phút rảnh rỗi, ta lại dành toàn bộ thời gian này để nhớ xem mình cần phải làm gì. Hãy lập một danh sách những việc bạn chưa bao giờ có thời gian làm để làm nó mỗi khi bạn có 10 phút rảnh rỗi. Các nhiệm vụ có thể là lau chùi bàn máy tính, lau giá sách, phân loại đồ giặt, ... Bạn sẽ thấy mình làm chúng khá thường xuyên và sẽ dư giả thời gian để nghỉ ngơi.
9. Những món đồ không cần phải mua gấp
Mua một cái bình hoa mới không phải vấn đề sống còn, đó là lí do tại sao chúng ta thường quên bẵng nó đi khi đi siêu thị và mua một món đồ mà chúng ta thật sự không cần chút nào. Danh sách này ghi những thứ bạn có kế hoạch mua hoặc thay mới. Hãy cố gắng sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Kiểm tra nó trước khi đi đến một cửa hàng đồ gia dụng, đồ gỗ, hay siêu thị để có thói quen mua sắm thông minh và có tổ chức.
10. Những thói quen cần từ bỏ
Chúng ta đều có một vài thói quen xấu như uống quá nhiều nước ngọt, sử dụng điện thoại khi ăn cơm cùng gia đình. Hãy lên một danh sách các thói quen xấu, tuy nhiên, hãy viết ở dạng quá khứ. Ví dụ, nếu bạn hay cắn móng tay, hãy viết " Tôi không còn cắn móng tay nữa". Bạn sẽ cảm thấy nó giống như một danh sách những việc đã làm được, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bạn đã vượt qua được một thói quen xấu. Cách này giúp bạn loại bỏ các thói quen xấu nhanh hơn bạn nghĩ.
11. Những việc đang làm dở
Hàng loạt các công việc chưa hoàn thành ở công ty và nhà có thể trở thành gánh nặng, làm chúng ta cả ngày lo lắng và mệt mỏi. Hãy làm một danh sách ghi những việc bạn chưa hoàn thành. Ngày hôm sau, thêm vào đó hững việc bạn đã làm được. Ví dụ "Lắp kệ sách: đã mua đinh cho việc lắp kệ". Vào ngày thứ ba, sắp xếp các mức độ ưu tiên của các công việc, đưa việc dễ nhất và ít thời gian nhất lên đầu tiên. Cách này giúp bạn cảm thấy dễ hơn để hoàn thành việc thứ nhất và chuyển sang việc thứ hai.
12. Tiết kiệm tài chính
Cuối tháng, chúng ta thường cảm thấy mình có thể tiết kiệm được hơn nữa trong việc sử dụng điện, nước, chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Lập một danh sách những nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ rẻ hơn để có thể thay đổi dần dần từng cái một.
13. Những điều cần biết ơn
Danh sách cuối cùng và là danh sách quan trọng nhất mà ai cũng nên có. Khi hạnh phúc, chúng ta dễ dàng tìm thấy những điều tích cực trong cuộc sống. Và ngược lại, khi trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta thấy quanh mình toàn một màu xám buồn bã. Vì thế, lúc bạn ở tâm trạng vui vẻ, ghi lại danh sách những điều bạn thấy biết ơn để đọc mỗi khi giai đoạn tồi tệ tìm đến với bạn.