Đỏ mặt mỗi khi nói dối
Nhà khoa học Charles Darwin đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu hành vi này, và cuối cùng thì ông kết luận theo kiểu đơn giản đến mức… ai cũng nói được: Hành động đó là để làm người khác chú ý thôi!!!
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng, hành động đỏ mặt này là phản ứng của cơ thể nhằm tạo sự gần gũi, do người nói dối đã bộc lộ điểm yếu của mình nên hành vi đỏ mặt có thể khiến người đối diện… thông cảm mà tha thứ cho!
![]() |
Tại sao con người lại thích cười?
Câu hỏi “điên” quá phải không nào? Các nhà khoa học cho rằng, khi chúng ta cười, chất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh trong não có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, sẽ được sản sinh ra. Đó cũng có thể là một lý do dễ hiểu. Nhưng một nghiên cứu thực hiện trong 10 năm chỉ ra rằng chúng ta cười nhiều hơn bởi những lời nói sáo rỗng hơn là những trò đùa. Vậy hóa ra con người khá là… sáo rỗng?!
Sao khi yêu nhau lại cứ phải… hôn nhau nhỉ?
Thậm chí, mặc cho những thông tin về sự lây nhiễm của nhiều loại bệnh nguy hiểm, hoặc do mùi hôi từ hơi thở… người ta vẫn thích hôn nhau, thật khó giải thích!
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của việc hôn nhau có thể không bắt nguồn từ gene bởi không phải tộc người nào cũng làm điều này. Có những giả thuyết liên quan tới ký ức từ việc bú sữa mẹ hay bắt nguồn từ thực tế rằng người cổ đại cho con ăn bằng cách mớm miệng, giúp khăng khít mối quan hệ, đã dẫn đến nhu cầu hôn nhau khi con người có cảm giác yêu thương nhau sau này.
![]() |
Hầu hết các loài vật đều không dậy thì như con người
Hầu hết các loài các loài vật đều không hề trải qua giai đoạn bất ổn và xáo trộn tâm sinh lý này. Tại sao quá trình này lại diễn ra vẫn là một bí ẩn khó giải thích với các nhà khoa học!
Một số người cho rằng nó giúp bộ não của chúng ta tự sắp xếp lại trước khi trưởng thành hoàn toàn, hoặc đó là một quá trình thử nghiệm hành vi trước khi con người biết chịu trách nhiệm về bản thân sau này. Bạn thấy có hợp lý không?
Tại sao nhiều người lại sẵn sàng cho đi mọi thứ mà không cần đáp lại?
Theo nhiều nhà khoa học, cho đi mọi thứ mà không cần đáp lại là một hành vi khó hiểu xét về mặt tiến hóa.
Tuy nhiên, về mặt xã hội, đây là một hành vi rất đáng được ngưỡng mộ và có ích cho các mối quan hệ xã hội. Nó có thể giúp tăng cường mối quan hệ giữa người với người, mang lại cảm giác thỏa mãn, thoải mái, dễ chịu cho cả người cho và người nhận.
![]() |
Bạn có hay ngoáy mũi không?
Đừng bảo là không đấy nhé, không ai tin đâu! Thói quen không mấy đẹp mắt này không thực sự mang lại lợi ích gì cụ thể cho cơ thể.
Nhưng vì sao 1/4 số trẻ em, và thậm chí cả người lớn đều làm việc này trung bình 4 lần/ngày? Một số người còn cho rằng nó giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, tuy nhiên kết luận này không thực sự thuyết phục. Và cuối cùng thì hành vi siêu đơn giản này vẫn là một dấu hỏi lớn với giới khoa học trên toàn thế giới.
HOÀNG AN