Những lầm tưởng khiến cho việc làm Căn cước công dân gắn chip trở nên mất thời gian hơn

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Hiện nay, nước ta đang triển khai cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip trên toàn quốc cho người dân. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn nhầm lẫn một số thông tin khiến việc làm CCCD gắn chip trở nên mất thời gian.

Phải về nơi thường trú để làm CCCD gắn chip

Trước khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào hoạt động, các địa phương chủ yếu vẫn quản lý thông tin của người dân qua giấy tờ, sổ sách. Vì vậy khi đó, người dân vẫn phải về địa phương nơi đăng ký thường trú để được xác minh nhân thân và làm thẻ Căn cước.

Tuy nhiên từ 1/7/2021, Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia về dân cư đã chính thức hoạt động và thu thập đầy đủ thông tin của công dân, thẩm quyền cấp CCCD được quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:

- Tại cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an;

- Tại các cơ quan quản lý CCCD của Công an cấp tỉnh;

- Tại các cơ quan quản lý CCCD của Công an cấp huyện;

- Cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức cấp thẻ Căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy hiện nay, người dân không nhất thiết phải mất thời gian về nơi thường trú để làm CCCD gắn chip mà có thể thực hiện ngay tại nơi mình sinh sống, nơi tạm trú một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Ngoài ra, với sự cải tiến về công nghệ công tin trong việc thực hiện thủ tục hành chính, người dân còn có thể đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Những lầm tưởng khiến cho việc làm Căn cước công dân gắn chip trở nên mất thời gian hơn ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Phải có Sổ hộ khẩu mới làm được CCCD gắn chip

Bởi lầm tưởng này mà rất nhiều người hoang mang, lo lắng và trì hoãn làm thẻ CCCD gắn chip.

Hiện nay, kể cả không có Sổ hộ khẩu, người dân vẫn được làm CCCD gắn chip bình thường. Cụ thể, theo Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014, khi tiến hành cấp CCCD, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nếu thông tin đầy đủ, trùng khớp và chính xác thì thì sử dụng luôn thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ.

Trường hợp công dân chưa có thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc thông tin đã có sự điều chỉnh thì công dân phải xuất trình các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh nhân thân như Giấy khai sinh, Sổ tạm trú, Hộ chiếu… nhưng không bắt buộc phải là Sổ hộ khẩu.

Phải điền tờ khai trực tiếp tại cơ quan Công an

Hiện nay, người dân có thể điền trước tờ khai, đăng ký lịch làm CCCD gắn chip qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Khi đặt trước lịch làm CCCD qua Cổng dịch vụ công, người dân sẽ được chủ động về thời gian đến làm thẻ. Đồng thời, vì đã điền trước thông tin cá nhân trên tờ khai trực tuyến nên người dân có thể cắt giảm được thủ tục khai thông tin khi đến cơ quan Công an.

Những lầm tưởng khiến cho việc làm Căn cước công dân gắn chip trở nên mất thời gian hơn ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?