Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết!

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết!
HHT - 1 - 8 phút đầu tiên sau khi gặp tai nạn là khoảng thời gian “vàng” để chúng ta sơ cấp cứu nhằm giữ được mạng sống của nạn nhân bị ngưng thở, mất máu, bỏng nặng v.v. Bạn đã sử dụng đúng con số 1 - 8 phút này chưa?

Thống kê ở một bệnh viện tại Hà Nội chỉ ra rằng có tới 50% nạn nhân nhận những hậu quả đáng tiếc vì không được sơ cứu hoặc sơ cứu sai cách khi gặp tai nạn. Vừa qua, chuyên gia sơ cấp cứu hàng đầu của Úc - Tony Coffey đã hướng dẫn thao tác sơ cấp cứu cho học sinh và giáo viên của trường Quốc tế Bắc Mỹ - SNA (KDC Him Lam - Nam Sài Gòn, TP.HCM).

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết! ảnh 1

Các "học viên" hào hứng theo dõi buổi học sơ cấp cứu.

Khi thấy người gặp nạn

Nhiều người nghĩ rằng: Nạn nhân là người quan trọng nhất. Và chúng ta thường ca ngợi những tấm gương quên bản thân mình để lao vào cứu nạn nhân. Cảm giác này càng đặc biệt khi nạn nhân là người nhà, người thân quen của mình.

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết! ảnh 2

Ngoài cứu người, bạn còn phải bảo vệ bản thân mình!

Nguyên tắc cần nhớ: Bạn - người vào sơ cấp cứu - là người quan trọng nhất. Bạn không được biến mình thành nạn nhân thứ 2. Phải bảo vệ bản thân bằng cách kiểm tra các mối nguy hiểm xung quanh nạn nhân (dây điện, xe tải, nguy cơ đuối nước, v.v...) có thể gây nguy hiểm cho bạn khi bạn vào giúp nạn nhân. Nếu lúc đó, chỉ có duy nhất bạn và nạn nhân thì bạn là cơ hội cuối cùng để cứu sống người khác nên bạn càng cần phải cần thận hơn nữa.

Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là đảm bảo sự an toàn cho mình, xử lý các nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân rồi tiến vào kiểm tra phản ứng của nạn nhân. Nếu nạn nhân không phản ứng và có đa chấn thương hoặc có sự cố sức khỏe nghiêm trọng ngay lập tức cần gọi sự trợ giúp, xe cứu thương 115 ngay lập tức rồi mới tiến hành sơ cấp cứu cho nạn nhân.

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết! ảnh 3

Đừng bao giờ quên gọi người hỗ trợ và các lực lượng chức năng!

Chảy máu cam

Thói quen “sai nhè”: Mọi người thường ngửa mặt lên trời, dùng giấy “nhét kín” vào lỗ mũi chảy máu, giơ tay lên trời, lấy đá ép vào mũi, v.v... để máu không chảy ra.

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết! ảnh 4

Bịt mũi, giơ tay trái/ phải... đều là những cách làm chưa chính xác.

Cách xứ lý đúng: Nguyên tắc cầm máu ngoài là tạo áp lực trực tiếp lên vùng bị chảy máu. Vậy để cầm máu mũi, bạn dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp chặt phía trên cánh mũi, phần mềm dưới xương mũi dưới hốc mắt, nơi nguồn máu bơm vào mũi (chứ không phải phần cánh lỗ mũi) và cúi đầu về phía trước, đề tránh máu chảy ngược vào trong cổ họng.

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết! ảnh 5

Chuyên gia Tony Coffey hướng dẫn vị trí cần bóp chặt là cánh mũi.

Nếu khi cúi đầu và tay bóp chặt trên cánh mũi mà máu vẫn nhỏ thành gọt xuống nền, thì bạn cần điều chỉnh áp lực tay và vị trí trên mũi. Nếu sau 5 - 10 phút làm như vậy mà máu vẫn chưa ngưng, thì dùng đá lạnh chườm vào hai bên gáy để giảm tốc độ máu bơm vào mũi.

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết! ảnh 6

Cúi người về phía trước mới là cách làm đúng!

Bị bỏng

Thói quen “sai nhè”: Quan niệm dân gian là bôi kem đánh răng, chườm đá, bôi nước mắm, mỡ trăn… nhưng đều không đúng rồi bạn nhé!

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết! ảnh 7

Những chất bôi không có tác dụng thần kỳ "xóa sổ" vết bỏng ngay đâu bạn nhé!

Cách xử lý đúng: Đầu tiên phải tìm cách hạ nhiệt cho da. Trong sơ cấp cứu bỏng, thứ tác dụng nhất để hạ nhiệt cho da là nước vòi, nước chai ở nhiệt độ phòng. Để vùng bị bỏng dưới vòi nước đang chảy trong 15 - 30 phút, cho đến khi nào không cảm thấy đau nóng nữa. Nếu vết bỏng nhẹ, thì sau sơ cứu với nước, khi da đã trở về nhiệt độ thường thì mới bôi kem vitamin E, lô hội, lòng trắng trứng gà, mỡ trăn, kem phỏng v.v... để giúp da phục hồi nhanh hơn. Cần đưa nạn nhân đi bệnh viện để xử lý nguy cơ nhiễm trùng khi bị bỏng nặng cháy da.

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết! ảnh 8

Lưu ý không dùng đá lạnh chườm lên, sẽ gây bỏng lạnh. Các loại thuốc trị bỏng, làm lành vết bỏng chỉ dùng để bôi sau bước làm mát.

Nếu bị bỏng do điện giật, nhớ kiểm tra bàn chân nạn nhân vì điện có thể truyền xuống đất qua chân và làm bỏng lòng bàn chân.

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người mà bạn cần biết! ảnh 9

Chườm đá cũng là một cách làm cần "triệt tiêu".

Những kiến thức về sơ cấp cứu, bằng cấp về sơ cấp cứu đều cần phải được cập nhật liên tục. Có rất nhiều những thông tin những cách làm hoặc quan niệm dân gian về sơ cứu đúng ở ngày xưa nhưng bây giờ đã không còn hiệu quả.

Trên đây là những thao tác vô cùng đơn giản mà chuyên gia sơ cấp cứu hàng đầu của Úc - Tony Coffey đã hướng dẫn tại trường Quốc tế Bắc Mỹ - SNA (KDC Him Lam - Nam Sài Gòn, TP.HCM), nơi mà các học sinh luôn được đề cao lối sống có trách nhiệm hơn với chính mình và với cộng đồng.

Hãy học các kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu đúng cách hiệu quả vì việc bạn sơ cứu ban đầu có thể quyết định sự sống chết và chất lượng cuộc sống sau này của nạn nhân.

BLU - Nguồn: Survival Skills Vietnam

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.
Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

HHT - Cơn bão Helene đang hướng về phía bang Florida (Mỹ), nơi nó được dự báo sẽ đổ bộ và trở thành một cơn bão lịch sử. Theo các số liệu thì cơn bão này có thể lớn hơn (về kích thước) và còn mạnh hơn, hoặc ít nhất là mạnh ngang bão Yagi khi đổ bộ. Hình ảnh vành mây của nó trông đã rất đáng sợ, như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên.