Những mốc thời gian hạnh phúc: Con đường ba đi

Những mốc thời gian hạnh phúc: Con đường ba đi
HHT - Năm nay ba tôi 55 tuổi, tóc đã bạc nhiều, sức khỏe cũng không còn như trước nhưng hàng ngày vẫn chạy 15 cây số trên chiếc xe máy cà tàng để đến trường dạy học.

Hình ảnh của ba tôi đã quá đỗi quen thuộc với dân làng, cái con người cần mẫn, lầm lũi suốt mấy chục năm trời nơi miền quê với những dấu ấn khiến nhiều người không thể nào quên.

Giai đoạn cuối những năm 80 và đầu những năm 90 ba tôi làm chủ nhiệm hợp tác xã, hồi đó tôi còn rất nhỏ không cảm nhận được nhiều, sau này tôi chỉ nghe những người xung quanh kể lại về những đóng góp của tôi cho nền nông nghiệp của xã nhà lúc bấy giờ.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Con đường ba đi ảnh 1

Thế nhưng sau hơn 10 năm gắn bó, với tính cách bộc trực, thẳng thắn của ba đã không thể đứng vững giữa những bon chen của đời thường, không thể ngăn chặn được những mánh khóe làm ăn đầy vụ lợi của chính đồng nghiệp, cô độc và bất lực ba xin về...

Vậy là ba đến với nghề dạy học… Như một cái duyên, sau khi nghỉ làm ở hợp tác xã mẹ tôi động viên ba thi vào trường trung học sư phạm, chuyên ngành tiểu học. Đó là những năm tháng khó khăn của gia đình tôi bởi lúc ba tôi nghỉ việc và thi vào trường sư phạm thì cũng chính là giai đoạn ba anh em tôi đang tuổi ăn, tuổi lớn: Anh cả học lớp 7, anh hai học lớp 4, còn tôi vào lớp hai. Gia đình tôi đã trải qua những năm tháng đầy khó khăn và gồng gánh…

Nhớ lại những năm tháng đó lúc nào ba cũng tự hào về mẹ chúng tôi, người mẹ vĩ đại đã luôn ở cạnh giúp sức cho ba con chúng tôi có được ngày hôm nay. Nói về mẹ, sau này có lẽ tôi sẽ viết thành một câu chuyện dài, rất dài….

Những mốc thời gian hạnh phúc: Con đường ba đi ảnh 2

Những năm ba đi học ở thành phố - nhà tôi cách thành phố 70 cây số - cuối tuần nào ba cũng bắt xe khách về thăm bốn mẹ con. Mỗi lần mẹ xách chiếc xe đạp ra cổng nói đi đón ba ở một đoạn đường nào đóthì tôi lại vui như hội vì chắc chắn ba về sẽ mua cho ba anh em khi thì một vài ổ bánh mì, khi thì gói kẹo… Tôi không biết rằng để mua được kẹo hay bánh mì từ thành phố về cho anh em tôi là cả một sự chật vật đối với ba.

Ba về rồi lại đi, mẹ gói cho ba ít gạo, ít sắn, ít muối vừng mang theo. Tôi lại háo hức chờ ngày ba về mang theo một ổ bánh mì, một gói kẹo…

Sau hai năm miệt mài đèn sách ba ra trường và được bố trí về công tác tại một trường tiểu học cách nhà 15 cây số. Hàng ngày ba đi dạy bằng chiếc xe đạp cũ kỹ, có hôm dạy cả ngày buổi trưa ba cũng đạp xe về ăn cơm với mẹ con để cho tiết kiệm. Hồi đó lương mỗi tháng ba tôi nhận được 180 nghìn đồng, mẹ tôi làm ruộng, chăn nuôi nhiều nhưng cuộc sống của gia đình tôi vẫn hết sức rất khó khăn. Ngoài giờ học hai anh tôi vẫn vào rừng đào củ mài, cắt hoa chuối.

Tôi còn nhớ, vào mỗi mùa thu hoạch lạc, sau khi nhà tôi đã xong hết tất cả, ba anh em tôi rủ nhau đi “mót” những củ lạc còn sót lại trên ruộng nhà người ta, may mắn nhất là những hôm trời mưa xói đất, lạc trồi lên tha hồ nhặt. Mỗi đợt như thế chúng tôi lại kiếm thêm được một ít để dành mua sách vở vào năm học mới.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Con đường ba đi ảnh 3

Ba vẫn hàng ngày đạp chiếc xe đạp trên còn đường ngoằn nghèo, khúc khỉu đầy đất sỏivà bụi, cho nên quần áo ba lúc nào cũng phải giặt nhiều nước nhất, mồ hôi, bụi bám vào cổ áo, tay áo vò mãi không hết. Đồng lương ít ỏi nhưng ba vẫn yêu nghề dạy! Hàng đêm ba vẫn chong đèn soạn bài, hì hụi cắt dán, đẽo gọt… để làm một cái mô hình gì đó mang đến lớp khi cần.

Rồi ba mẹ tích góp, sau đó mua một chiếu xe máy cũ để ba đi dạy cho đỡ vất vả. Nhưng chiếc xe không tồn tại được lâu vì sau đó anh cả tôi vào đại học, ba tôi tiếp tục học liên thông cao đẳng sư phạm theo yêu cầu nghề nghiệp thì ba mẹ phải bán chiếc xe đó đi… Liên tiếp những năm tháng sau đó, chúng tôi lớn lên và việc học hành ngày càng tốn kém nên ba chẳng thể mua được một chiếc xe máy nào nữa cả. Hồi đó, ba tôi là người nghèo nhất trường.

Phải nhiều năm sau khi anh cả tôi học xong, rồi đến anh hai, tôi lần lượt ra trường, đi làm có thêm thu nhập phụ ba mẹ, cuộc sống gia đình tôi đã bớt một phần khó khăn. Ba có tiền để mua một chiếc xe máy, đường xá dần được cải thiện nên hàng ngày ba đi dạy cũng đỡ vất vả hơn.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Con đường ba đi ảnh 4

Bây giờ khi công việc chúng tôi thuận lợi, kinh tế được cải thiện nên nhiều lần muốn mua sắm cho ba mẹ nhiều thứ nhưng ba mẹ đều gạt đi không cho mua lúc nào cũng với lý do ba mẹ già rồi, chịu khổ cũng nhiều rồi không cần nhiều thứ, các con còn trẻ sau này còn nhiều thứ phải lo.

Hàng đêm ba vẫn miệt mài với sách vở, tài liệu, ba nói dạy học giờ thay đổi nhiều lắm, không nghiên cứu, không tìm tòi ba sẽ chẳng thể đứng vững với nghề .Cầu mong những năm cuối cùng trên bục giảng, ba luôn khỏe mạnh vàcống hiến hết mình cho nghề dạy.

CAO THỊ DUNG

(83A Bùi Thị He, Khu phố 1, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM)

Ảnh minh họa từ phim Cậu bé đặc biệt

MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.