Những mốc thời gian hạnh phúc: Hầm trú ẩn của ông nội

Những mốc thời gian hạnh phúc: Hầm trú ẩn của ông nội
HHT - Tối nào tôi cũng leo lên chiếc chõng đặt ngoài sân đợi ông xong việc. Tôi sẽ gối đầu lên đùi ông để đón nhận những cơn gió nhè nhẹ nhưng đều đặn từ chiếc quạt đung đưa ở tay ông và lắng nghe ông kể chuyện.

Ngày bố mẹ lên thành phố lập nghiệp, đứa bé thò lò mũi xanh là tôi được gửi ở lại với ông bà nội.

Ông nội tôi là một nhà giáo đã về hưu. Ông có vẻ khó tính và khó gần, nhưng thực chất ông rất cưng chiều tôi. Mỗi lần tôi muốn món đồ chơi này hay quần áo nọ ông đều cho tôi. Từ nhỏ đến giờ ông chưa từng đánh mắng tôi một lần nào. Mỗi lần tôi mải chơi quên cả giờ về, bố mẹ có mắng thì ông đều là người bênh vực tôi. Mỗi lần như vậy đều kết thúc bằng việc ông dẫn tôi ra bể nước rửa chân tay sạch sẽ, rồi ông sẽ ôm tôi vào lòng và bón từng miếng cơm. Chính vì vậy nên việc ở nhà với ông cũng không có gì là khó khăn với tôi lắm.

Mấy ngày đầu thấy thiếu vắng bóng bố mẹ, tôi cũng thắc mắc, hỏi ông bà rất nhiều lần. Nhưng với những cuộc vui bên lũ trẻ cùng xóm ban ngày, rồi buổi tổi nằm nghe ông kể chuyện đã khiến tôi quên đi và quen dần với việc bố mẹ không có mặt bên cạnh.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Hầm trú ẩn của ông nội ảnh 1

Lại nói đến kể chuyện, ông nội tôi biết rất nhiều chuyện kể. Tối nào ăn cơm xong, tắm rửa sạch sẽ, tôi cũng leo lên chiếc chõng đặt ngoài sân đợi ông xong việc. Khi ông đã ngồi vào chõng rồi, tôi sẽ gối đầu lên đùi ông để đón nhận những cơn gió nhè nhẹ nhưng đều đặn từ chiếc quạt đung đưa ở tay ông và lắng nghe ông kể chuyện. Ông kể từ chuyện cây ngô nước ta bắt đầu có từ khi nào rồi đến cây tre đầu cổng lớn lên ra sao, hay chuyện ngày xưa con trâu bị rụng răng, chuyện ông quan xử tội hòn đá… cứ như vậy cho đến khi tôi ngủ thiếp đi rồi được ông bế vào giường lúc nào không hay. Chuyện của ông không hôm nào giống nhau, không hôm nào trùng lặp nhau.

Ngày hôm sau khi chơi với lũ trẻ cùng xóm, tôi cũng bắt chước cầm quạt phe phẩy rồi hỏi: “Chúng mày có muốn nghe kể chuyện không?”. Bọn trẻ con đồng thanh: “Có, có!”. Rồi chúng há hốc mồm ra nghe tôi kể, dù tôi đâu có được bằng ông. Chuyện tôi kể lộn xộn, nhiều lúc tôi quên đoạn này, quên đoạn kia, rồi tự thêm thắt vào. Bọn trẻ đặt cho tôi một cái tên mới “cháu ông giáo” và thỉnh thoảng lại năn nỉ tôi kể chuyện cho nghe.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Hầm trú ẩn của ông nội ảnh 2

Tôi mới 4 tuổi, ông đã bắt đầu dạy tôi bảng chữ cái và những con số. Trong nhà thỉnh thoảng vẫn vang lên tiếng bi ba bi bô của tôi tập đếm, tập đọc. Người dân trong xóm thấy vậy cũng đến nhờ ông cho lũ trẻ con nhà họ được học cùng tôi. Chính vì thế mà căn nhà nhỏ của ông bà tôi lúc nào cũng ríu rít tiếng trẻ con. Bọn trẻ trong xóm gọi đấy là “lớp học ông giáo”. Cứ mỗi cuối tuần, bố mẹ lại về, lúc thì mang theo một ít bánh kẹo, lúc thì chiếc áo mới, có lần là quyển vở mới tinh, vẫn còn vương mùi thơm để cho tôi tập vẽ nguệch ngoạc. Cuộc sống của tôi như thế đã là hạnh phúc nhất rồi.

Rồi cũng đến lúc bố mẹ tôi ổn định cuộc sống ở thành phố và trở về đón tôi đi. Tối đó, bà nội ngồi lặng lẽ gấp từng chiếc áo, từng chiếc quần của tôi cho vào giỏ xách. Còn ông nội vẫn ngồi phe phẩy quạt kể chuyện cho tôi nghe tại chỗ chõng tre mọi khi. Lúc đó, tôi đã nhận thức được rằng cuộc sống của tôi sắp không còn như trước nữa. Nghĩ đến việc không còn được nằm nghe ông kể chuyện, không còn được nghe ông dạy chữ, dạy số, không còn được gặp lũ trẻ cùng xóm, tôi bỗng òa khóc. Lúc bố mẹ chạy ra dỗ dành, tôi vẫn mếu máo mà nói: “Con đi rồi, lỡ chẳng may ở đây có động đất thì ông bà làm thế nào?”

Những mốc thời gian hạnh phúc: Hầm trú ẩn của ông nội ảnh 3

Chả là có một lần tôi nghe ông kể chuyện động đất sẽ làm cho nhà cửa sụt lún, con người chạy loạn khắp nơi. Lúc đó, đối với tôi, động đất là thứ thật đáng sợ. Vì vậy nếu tôi đi cùng bố mẹ, chẳng may thứ đáng sợ nhất đấy ập đến thì ai sẽ bảo vệ ông bà đây. Ông nội tôi bật cười: “Cún con của ông ngốc quá! Trên thành phố nhiều nhà cao tầng vậy mới phải sợ. Hơn nữa, ông bà có một cái hầm trú ẩn, an toàn vô cùng.”

Ngày hôm sau trước khi đi, tôi đi quan sát một vòng quanh nhà tìm cái hầm trú ẩn đó mà không thấy, nhưng tôi tin rằng ông đã nói thì nó có thật và nó sẽ bảo vệ ông bà tôi thật tốt. Lúc lên xe, chẳng biết bọn trẻ nghe ai nó, chúng chạy ào đến túm áo tôi khóc ầm ĩ, làm tôi cũng khóc theo. Vậy là cảnh chia tay đó diễn ra như thế này, lũ trẻ con chúng tôi thì ôm nhau, túm áo nhau khóc ầm ĩ, tay thì dúi cho tôi cái bút chì còn một mẩu, hay cái kẹo để ăn đi đường, còn người lớn thì đứng nhìn chúng tôi, mỉm cười ấm áp.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Hầm trú ẩn của ông nội ảnh 4

Cho đến tận bây giờ, thỉnh thoảng mọi người vẫn nhắc lại chuyện ngày đó và cùng nhau cười vui vẻ. Còn tôi thì vẫn chưa tìm được chiếc hầm trú ẩn của ông nội, nhưng khi tôi hỏi thì ông đã nói thế này: “Chiếc hầm an toàn nhất của ông bà chính là ở trong trái tim của cún con đấy.”

TRẦN THỊ THU TRANG

(139 Hoàng Như Tiệp, Bô Đê, Long Biên, Hà Nội)

Ảnh minh họa từ phim Ernest and Celestine

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.