Những mốc thời gian hạnh phúc: Lớn lên cùng những bắp và khoai

Những mốc thời gian hạnh phúc: Lớn lên cùng những bắp và khoai
HHT - Bạn bè thì chẳng bao giờ gọi tên chúng tôi mà cứ “Ê, bắp”, “Này, khoai”. Ban đầu xấu hổ, sau đó buồn buồn, còn bây giờ thì chẳng bận tâm nữa.

Tôi đã từng bất lực tự hỏi tại sao mình lại sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn như thế, không phải trách cứ gì bố mẹ mà ngược lại, là thương rất thương sự cực nhọc của hai người…

Hồi tôi còn bé, hai bên nội ngoại cũng chẳng khá khẩm gì, làm ăn lại mất mùa, bố mẹ phải đi xuất khẩu lao động. Tôi hồi ấy chính xác là 9 tuổi, em trai mới 8 tuổi. Bố mẹ nhờ bà ngoại dọn đến sống cùng tôi còn em trai thì gửi ở nhà bác Cả vì nó nghịch ngợm phải có người nghiêm khắc quản thúc. Sau một năm khó khăn vô cùng với cả người đi lẫn kẻ ở, bố mẹ về và đón chị em tôi đi miền Nam. Ở nơi đất khách quê người, chúng tôi ở nhà trọ, bố mẹ đi bán hàng rong, mỗi người một xe, đêm thì mười một giờ mới về, sáng sớm mới ba giờ bố phải dậy đi lấy hàng. Chị em tôi đi học lúc bố mẹ ở nhà nấu bắp khoai, làm bánh… và về nhà khi bố mẹ đã đi bán, cũng chẳng được ở cùng nhau là bao nhiêu. Bạn bè thì chẳng bao giờ gọi tên chúng tôi mà cứ “Ê, bắp”, “Này, khoai”. Ban đầu xấu hổ, sau đó buồn buồn, còn bây giờ thì chẳng bận tâm nữa.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Lớn lên cùng những bắp và khoai ảnh 1

Thời gian thấm thoắt trôi, chúng tôi đều đã vào cấp Ba, bố mẹ thì nghiễm nhiên già và yếu đi nhanh hơn người khác rất nhiều vì sự vất vả của công việc. Cũng vì thế mà tôi thường xuyên cùng bố hoặc mẹ đi bán những ngày cuối tuần. Cũng từ đó, tôi thấm thía sự cố gắng và vất vả của bố mẹ, ban ngày ở nhà làm việc không ngừng nghỉ, chiều lại vội vã đẩy xe đi.

Những ngày tắt nắng muộn lại phải đẩy xe bắp nóng, mồ hôi ướt đẫm áo là chuyện bình thường. Những buổi tối mát mẻ thì không nói, nhưng chỉ cần đến mùa mưa, trong khi người khác ngồi trong nhà ăn tối, xem tivi hay đã ngon giấc trong chiếc chăn ấm áp, những người bán hàng rong chẳng có sự lựa chọn nào ngoài việc co ro bên cây dù xiêu vẹo hy vọng bán thêm được ít hàng. Chưa kể những vị khách khó tính yêu cầu nhiều hoặc tỏ thái độ không tôn trọng, chưa kể những khi khuya khoắt còn ế hàng trong nỗi lo đau đáu, chưa kể những ngày ốm đau bệnh tật vẫn nhất định không nghỉ bán… Và theo những năm tháng đó, những đứa trẻ vô tâm như chúng tôi đã hiểu ra rằng chẳng ai muốn sống vất vả như thế cả, chẳng qua bố mẹ muốn nhóm lên ngọn lửa, thắp sáng cho tương lai chúng tôi nên cố gắng mà thôi. Chẳng qua người làm cha muốn con được học hành, người làm mẹ muốn con được ấm no.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Lớn lên cùng những bắp và khoai ảnh 2

Tôi từ dạo ấy yêu vô cùng những buổi chiều cùng mẹ nướng bánh, nhớ mãi những ngày mưa cùng bố đứng khép nép bên xe bắp bốc hơi nghi ngút. Tôi từ ấy biết vui sướng khi sớm hết hàng, biết lo lắng đứng ngồi không yên khi đã khuya mà vẫn chưa bán được nhiều. Tôi từ ấy biết rằng một ngàn đồng đã được bố mẹ chắt chiu như thế nào và dù có đi học xa vẫn luôn nhớ phải sống tiết kiệm, tranh thủ về nhà đỡ đần trong những ngày cuối tuần.

Lớn hơn một chút, nhìn lại quãng thời gian đã qua, chẳng hề thấy u buồn, chỉ là rất biết ơn và vô cùng hạnh phúc vì đã có bố mẹ yêu thương như vậy. Nếu có điều gì thiếu sót thì chính là mong mình mau chóng trưởng thành để có thể chăm lo lại cho bố mẹ.

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

(A20/92 Ấp Long Đức 1, xã Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai) 

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.