Những mốc thời gian hạnh phúc: Mưa phùn tháng Ba

Những mốc thời gian hạnh phúc: Mưa phùn tháng Ba
HHT - Tháng Ba ngấp ngó ngoài ô cửa, kèm theo những cơn mưa phùn dai dẳng. Mưa không nặng hạt, chỉ lất phất như những rãnh sương nhỏ li ti. Thế nhưng mưa tháng ba làm nỗi nhớ trở nên da diết.

Tôi về thăm bà, một chiều tháng Ba mưa phùn giăng trắng xóa. Lối đi hai bên đường dẫn vào làng ngào ngạt hương hoa bưởi, nở bung trắng ngần. Bà đón tôi về bằng dáng đi lum khum chậm rãi, cây gậy bao năm vẫn giúp bà chập chững những bước đi khó nhọc mỗi ngày. Bà đón tôi bằng nụ cười hiền hậu, như bà tiên bước ra từ câu chuyện cổ tích. Tôi luôn ví như vậy, vì với tôi bà thực sự chính là bà tiên của cuộc đời.

Tháng Ba ngấp ngó ngoài ô cửa, kèm theo những cơn mưa phùn dai dẳng. Mưa không nặng hạt, chỉ lất phất như những rãnh sương nhỏ li ti, dù có tản bộ dưới mưa cũng không sợ làm ướt mềm mái tóc. Thế nhưng mưa tháng Ba làm nỗi nhớ trở nên da diết. Gợi trong tâm trí người già bao ký ức không vui trỗi dậy, ùa về.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Mưa phùn tháng Ba ảnh 1

Hơn bốn mươi năm trước ông tôi đi lính và không bao giờ trở lại. Một mình bà tảo tần sương gió nuôi bốn bụm con. Bà nhớ ngày ông đi hoa bưởi thoang thoảng cả đêm, len lỏi trong đầy vơi nỗi nhớ. Ông cài lên tóc bà một nhành bưởi trắng, cùng lời hẹn chăc chắn "đi rồi sẽ về"...

Hơn bốn mươi năm qua bà vẫn không thôi mong chờ, cho dù cháu con đã đuề huề khôn lớn. Đôi chân bà đã bao lần ngã khuỵu, chới với, như nỗi nhớ về ông khắc khoải, thẳm sâu trong trái tim.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Mưa phùn tháng Ba ảnh 2

Tôi nhớ như in câu chuyện bà thường hay kể, đôi mắt bà hoen đỏ vì thiếu vắng bóng dáng ông. Ngày ấy tôi còn trẻ con, háo hức giục bà kể bao câu chuyện đạn bom, kháng chiến. Đâu hay để chiều lòng con cháu, vết thương suốt bao năm bà chôn lấp được đà ngoi dậy, dai dẳng tứa đau, như những cơn mưa phùn tháng ba phơ phất bên trời...

Tháng ba trời hanh nồm. Kiểu thời tiết ẩm ương, khó chịu. Người già, trẻ con không hợp kiểu thời tiết này đâm ra dễ mắc bệnh. Sàn nhà mùa nồm vấy ướt bàn chân, dễ  trượt trơn té ngã, nhất là những nhà lót ghạch ở phố. Trong nhà lúc nào cũng ẩm ướt khó chịu, chỉ mong những ngày mưa dầm chóng qua, nắng hé lên, xóa tan bầu không gian u ám bủa vây suốt cả tháng trời...

Những mốc thời gian hạnh phúc: Mưa phùn tháng Ba ảnh 3

Tôi luôn sắp xếp để về thăm bà vào đúng mùa mưa phùn giăng đầy khắp lối. Sợ mình bà trong gian nhà tăm tối, bồn chồn bằng bao ký ức vụn vỡ tháng năm. Dù các cô các chú sống gần bên, nhưng không đủ khiến tâm trí tôi bình yên để tin lòng bà có thể an vui và nhẹ tênh như gió... mà bước qua nỗi nhớ ấy một cách dễ dàng.

Tôi về, dìu bà ra thăm thú ruộng vườn, đỡ bà cúi nhặt những cánh hoa bưởi rụng rơi trắng ngần, bần thần nắm chặt trong lòng bàn tay, áp sát vào tim, đánh ánh mắt xa xăm về một phương trời vô định. Nhưng bà không khóc, đôi mắt ráo hoảnh, phải chăng nỗi đau theo thời gian đã phủ bụi, vì nước mắt bà đã cạn khô, hay chính cơn mưa phùn tháng ba đã thay mắt bà rưng rưng cùng hoài niệm, ướt đẫm?

Những mốc thời gian hạnh phúc: Mưa phùn tháng Ba ảnh 4

Những trận mưa phùn dai dẳng, kéo dài từ đầu tháng ba đến giữa tháng Tư mới chịu ngừng. Hoa bưởi trắng ngần, dịu dàng nở bung rồi cũng lụi tàn theo gió. Mưa tan, rồi ắt hẳn nắng sẽ lên, hong đất trời khô ráo, sấy cả những hoài niệm ướt đẫm, đó là quy luật của cuộc sống. Có chăng chỉ những mất mát của đời người, dù có lúc nguôi ngoai, trầm lắng nhưng sẽ bật dậy tứa máu đớn đau mỗi khi ký ức theo mưa trở về...

PHẠM VĂN NINH

(Số nhà 32, Phố Nghi Tân, Phường Đông Mai, Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh)

Ảnh minh họa từ Internet

MỚI - NÓNG
Ban Tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2024 thông báo chính thức về đơn thư khiếu nại
Ban Tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2024 thông báo chính thức về đơn thư khiếu nại
Với tinh thần thượng tôn pháp luật, Ban Tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 luôn sẵn sàng tiếp nhận góp ý, phản ánh của các tổ chức, cá nhân để đảm bảo cho cuộc thi được diễn ra minh bạch, khách quan, đúng Đề án cuộc thi đã được phê duyệt và Thể lệ cũng như các quy chế đã ban hành, làm lan toả những giá trị tích cực, truyền cảm hứng về sắc đẹp, trí tuệ và lòng nhân ái đến cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.