“Những mốc thời gian hạnh phúc”: Nhớ con đê làng

“Những mốc thời gian hạnh phúc”: Nhớ con đê làng
HHT - Ai đã từng sinh ra và khôn lớn ở những làng quê, hẳn không còn xa lạ với những đoạn đường đê thân thuộc. Nơi thấp thoáng những bụi tre, bụi sậy đung đưa trong chiều liu riu gió.

Nơi những trưa Hè không ngủ, tụi trẻ con lại dong đôi mắt nhìn về phía triền đê cao ngút ngàn, đợi chờ những cánh diều chấp chới bay lên giữa khoảng trời trong xanh. Yên bình và thơ mộng, như những bức tranh họa đồng được phác họa bằng từng nét cọ duyên dáng.

Triền đê như bờ vai của bức tượng đài lực lưỡng, bao bọc và chở che cho những xóm làng đồng ruộng, cho những mái nhà ngói đỏ, phủ rêu một màu cổ kính. Cỏ mọc xanh rì hai bên triền đê, uốn lượn xung quanh là con sông bao đời nhuốm dòng phù sa quánh đặc. Thấp thoáng trong ánh chiều nỉ non, là dáng người dân quê với đôi quang gánh oằn nặng. Đôi quang gánh quẩy quả biết bao thăng trầm và khốn khó của đời người lam lũ những sáng những chiều mướt giọt mồ hôi.

“Những mốc thời gian hạnh phúc”: Nhớ con đê làng ảnh 1

Tôi nhớ đến dáng mẹ gánh mạ non trên triền đê những sáng mùa Đông giá rét, bước nhẹ đôi chân xuống dưới dòng nước như đóng băng, lạnh như cắt da cắt thịt để cấy cho kịp vụ Đông Xuân. Nhớ cả dáng cha gánh những mẻ thóc mới chạy lũ sớm, vàng ươm đi trong nhá nhem chiều quê gờn gợn buồn. Nhớ dáng mấy đứa trẻ con đi trên con đường đê để tới trường những ngày mưa lụt lội. Đôi chân trần bé cỏn con bấu chặt xuống những lớp đất đỏ trượt trơn cho khỏi té ngã. Bùn đất, cỏ may bám đầy nơi gấu quần rít trịt, nhưng không làm cho những khát khao con chữ nơi xóm nghèo bị dập tắt.

“Những mốc thời gian hạnh phúc”: Nhớ con đê làng ảnh 2

Có những năm sông cạn trơ đáy, nước không đủ chảy vào những dòng mương xanh, để tưới tiêu cho những thửa hoa màu đang mùa đói nước. Cả làng tôi í ới gọi nhau đi gánh nước, những đôi quanh gánh với hai chiếc thùng sơn cũ kĩ, quẩy vẹo cả dáng đi dưới ráng chiều nhợt nhạt. Bóng người đổ đè lên bóng nắng liêu xiêu, nhìn về phía triền đê từ một góc nào đó xa xa, tôi hình dung ra hình ảnh hành quân của đoàn người khoác trên mình những chiếc ba lô con cóc, đầu đội chiếc mũ tai bèo mà thuở xưa, khi ngồi cùng ông nơi phía trước hiên nhà, ông lại kể cho chúng tôi nghe về những năm kháng chiến hào hùng bất khuất.

Triền đê coi vậy mà hữu ích, bởi nó canh cho những đợt nước lũ cuồn cuộn dâng cao không thể tràn vào đồng ruộng. Mà nếu như không có triền đê cao vời vợi, hoa màu quê tôi đã ngập chìm trong nước biết bao lần không tài nào đếm xuể. Chẳng thế mà những người già trong làng hay gọi triền đê như nóc nhà của cả xóm nghèo. Che chắn gió mưa, bao bọc chở che, ngăn những dòng nước từ thượng nguồn đổ về lòng sông gấp khúc.

“Những mốc thời gian hạnh phúc”: Nhớ con đê làng ảnh 3

Đi xa tôi nhớ về triền đê một thời thơ ấu cùng đám bạn thả trâu gặm cỏ trên những thoai thoải sườn dốc, còn mình thì chơi trận giả, bắn bi, nhảy ngựa, thả diều… Có khi mỏi mệt cả đám lê lết dưới bờ cỏ ấu, ngước mặt lên nhìn trời, nhìn những cánh diều chợn rợn giữa áng mây trôi đi chầm chậm. Có những đêm rằm, trời quang trong vắt, đủ để ánh trăng soi dáng người rõ rệt, đám trẻ con lén trốn cha mẹ lên triền đê để ngắm cho rõ chú Cuội, chị Hằng. Ước mơ về tương lai cũng được gửi gắm lên những vì sao lấp lánh, thi thoảng vụt rơi khỏi khoảng trời tối đen.

“Những mốc thời gian hạnh phúc”: Nhớ con đê làng ảnh 4

Lâu lắm rồi không có dịp trở về thăm quê. Triền đê vẫn như bức tượng đài bất diệt chở che bảo vệ đất nghèo. Tôi đi trên con đường đê quanh co vây kín cỏ may hai bên lối về. Lòng quay quắt, bồi hồi nhớ lại một thời khốn khó đã qua, nhưng hoài niệm thì như những cuốn sổ tay cất đầy bí mật thì luôn tồn tại, đủ để cất giữ cho riêng tôi, cho những đứa trẻ thuở xưa… đến suốt cuộc đời.

(Chi tiết về cuộc thi viết “Những mốc thời gian hạnh phúc” có thể xem tại đây. Hoặc gửi bài viết về địa chỉ email cuocthiviet.h2t@gmail.com

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.