Những mốc thời gian hạnh phúc: Tiếng Giao thừa năm cũ

Những mốc thời gian hạnh phúc: Tiếng Giao thừa năm cũ
HHT - Thứ mà tôi có thể làm vào dịp Tết, may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác đó chính là đốt pháo cùng ông nội và bố. Cái thời mà pháo còn chưa cấm đốt.

Ai cũng có một thói quen vô định, giống như kiểu không báo trước, bạn có thể lặp lại nó hàng tỷ lần rồi mới chợt vỡ lẽ ra rằng : “Ô, việc này nó đã xảy ra rồi mà, thật kì lạ”.

Tết cứ đến rồi đi, một vòng tròn định trước là 365 hoặc 366 ngày. Người ta cũng chẳng quan tâm rằng thời gian lại cứ trôi nhanh  như thế, cho đến khi gần chạm vạch mốc rồi mới òa lên, một năm nữa lại sắp trôi qua. Có lẽ, do vạch đích này được định sẵn, chạm mốc nhiều lần rồi nên người ta thấy chán, thấy quen với nó, và dần hờ hững. Trí nhớ cũng tan biến theo năm tháng để rồi những kỉ niệm về Tết những lúc còn trẻ trở thành ký ức đứt đoạn.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Tiếng Giao thừa năm cũ ảnh 1

Nhiều cái Tết đã qua rồi, tôi cũng chẳng được gói bánh chưng như những đứa trẻ khác, cũng chưa được ẵm trên tay con lợn đất nặng trịch. Thực ra là có con lợn nhựa, tiền mừng tuổi cũng không được nhiều nên lúc lắc lên không nghe được tiếng lạo xạo vui tai. Tôi liền khoét cho chỗ đút tiền to hơn rồi tống hết đống nắp chai bia của bố vào, lúc lắc lên nghe như có một đống tiền xu trong đấy vậy. Giờ thì tiền xu cũng chỉ còn là kỉ niệm.

Thứ mà tôi có thể làm vào dịp Tết, may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác đó chính là đốt pháo cùng ông nội và bố. Cái thời mà pháo còn chưa cấm đốt. Được tự tay mình châm pháo để nó nở rộ lên từng tràng dài thật sự rất háo hức, phấn khích. Bố tôi bế tôi trên tay để cho tôi tự tay châm quả pháo đấy rồi chạy ù ra xa. Xác pháo trắng bay tứ tung rải khắp vườn, ra đường đâu đâu cũng có xác pháo. Có ty tỷ loại pháo: pháo hoa từng chùm nở rộ, pháo thăng thiên vút sáng bay cao, pháo bông như đốm lửa bạc, pháo tép kêu lẹt đẹt, pháo  đì đùng… Đốt xong rồi mùi thuốc pháo vẫn còn lẩn quẩn trong hương gió.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Tiếng Giao thừa năm cũ ảnh 2

Tiếng pháo, tiếng gà gáy, tiếng nhạc giao thừa, tiếng chân người bước qua từng bậc thềm cửa, tiếng người xôn xao chúc mừng năm mới. Trong câu chuyện nào đó mà tôi đã từng đọc, làng đấy có tục lệ tương truyền rằng nếu giao thừa mà nghe được tiếng gà gáy thì năm đó nhà gặp nhiều may mắn, nghe tiếng thạch sùng tặc lưỡi, rắn rít thì gặp đại họa. Nhưng khi thời khắc giao thừa đến, tiếng pháo bập bùng trong đêm tối, nó rộn ràng và vui tươi quá làm tự dưng tôi quên mất câu chuyện kia, lại không biết mình đã nghe được tiếng con gì đầu tiên.

Khi pháo bị cấm và quản lý nghiêm chặt vì tính không an toàn của nó, tôi đã trèo lên tầng 3 của nhà, nghển cổ thật xa, phóng rõ tầm mất mới thấy được ánh sáng của nó trong đêm tối. Tiếng pháo vẫn rộn ràng như thế, chỉ là nhỏ hơn xưa, ánh sáng của chùm pháo màu sắc vẫn không đổi, thậm chí còn có phần đẹp hơn nhưng tôi không thể nhìn rõ chúng. Và thực sự tôi cũng không còn có thể tự tay đốt chúng nữa.

Những mốc thời gian hạnh phúc: Tiếng Giao thừa năm cũ ảnh 3

Bây giờ, đã 20 tuổi, đã hết cái hồn nhiên và trẻ dại ngây ngô, tiếng pháo, ánh sáng vút cao của nó giờ đã chỉ còn trong trí nhớ. Năm tháng ấy là điều không bao giờ có thể quay trở lại, tuổi trẻ ấy cũng chỉ có thể trải qua một lần, vạch đích ấy cũng chỉ có một. Vậy nên có lẽ tôi nên sống hết mình cho hiện tại, cho những vạch mốc trước mắt, cho những năm tháng chưa từng qua. Để rồi khi ngoảng lại, tôi vẫn còn có thể ngửi thấy mùi thuốc pháo năm đó phảng phất quanh đây.

VŨ THÙY LINH

(Tổ 2, Phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình)

MỚI - NÓNG
Fan vượt chông gai chuẩn bị loạt project hoành tráng chào đón G-Dragon trở lại Việt Nam
Fan vượt chông gai chuẩn bị loạt project hoành tráng chào đón G-Dragon trở lại Việt Nam
HHT - Để chào đón G-Dragon trở lại Việt Nam sau hơn 12 năm, cộng đồng fan đã chuẩn bị loạt project "đậm mùi tiền" như booth-truck, photobooth, chạy LED... Dù gặp nhiều trở ngại về thời tiết nhưng các dự án vẫn được hoàn thiện chỉn chu, thể hiện tình yêu của người hâm mộ dành cho "ông hoàng K-pop".

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.