Những nhân chứng sống cuối cùng của tục bó chân

TPO - Hơn 100 năm sau khi tục bó chân bị cấm ở Trung Quốc, chỉ còn một số phụ nữ còn sống đến ngày nay với bàn chân bị bó gập các ngón ngay từ khi còn nhỏ.

Từng là biểu tượng của sắc đẹp và địa vị một thời, tục bó chân để tạo thành bán chân có hình hoa sen bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 10 và đến tận thế kỷ 20 mới trở nên thưa dần rồi bị cấm hẳn vào năm 1911.

Chỉ rất ít những người phụ nữ có đôi chân bị buộc buộc đau đớn vẫn còn sống đến ngày nay. Một bộ ảnh vừa được thực hiện trong dự án của nhiếp ảnh gia Hong Kong Jo Farrel nhằm tôn vinh cuộc đời của họ.

Giờ đã bước sang tuổi 80 và 90, những phụ nữ nữ buộc chân này trở thành nhân chứng sống đến ngày nay vì họ sống ở vùng nông thôn, nơi tục buộc chân déo dài đến tận năm 1939.

“Dù bị coi là dã man, nhưng tục lệ này giúp nhiều phụ nữ tìm được bạn đời thích hợp”, nữ nhiếp ảnh gia Farrel giải thích. “Các bà mối hoặc mẹ chồng đều đòi hỏi hôn thê của con trai họ phải có đôi chân bó vì đó được coi là dấu hiệu của một người vợ tốt (biết nghe lời mà không phàn nàn)”, Farrel nói.

Theo nhiếp ảnh gia này, bất kỳ nền văn hóa nào cũng có những dạng thức biến đổi cơ thể để phù hợp với quan niệm về cái đẹp của nền văn hóa đó. Từ việc tiêm botox, cắt bộ phận sinh dục, nâng ngực, xăm, đến cắt xương sườn, gập ngón chân và đeo khuyên ở môi.

Farrel đã ghi lại hình ảnh tất cả nông dân đang sinh sống và làm ăn ở khu vực nông thôn Trung Quốc, cách xa khu vực thị thành - nơi tục bó chân từng là biểu tượng của địa vị xã hội nên phụ nữ giàu có với đôi chân bị buộc không phải làm việc.

Quá trình buộc chân bắt đầu từ những bé gái 4 – 9 tuổi, trước khi chân của chúng phát triển đầy đủ. Tục buộc chân thường được thực hiện vào mùa đông, khi bàn chân bọn trẻ tê cóng vì thời tiết lạnh giá.

Chân được ngâm vào nước thảo mộc và máu động vật để mềm ra và móng chân được cắt bỏ tối đa. Các ngón chân bị bẻ cong cho đến khi gãy gập hẳn xuống lòng bàn chân. Người ta dùng vải bó chặt để giữ ngón chân gập xuống vĩnh viễn và bàn chân phát triển tối thiểu. Băng được gỡ định kỳ để rửa và xoa bóp chân, nhưng sau đó bị buộc lại ngày càng chặt hơn.

Hậu quả là nhiều phụ nữ bị tàn tật vì tục buộc chân này. Các nhà truyền giáo đến Trung Quốc vào những năm 1800 kêu gọi cấm tục lệ này để thúc đẩy bình đẳng giới.

Farrell nói rằng chị hy vọng dự án ảnh lần này sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu nhân chủng học và trưng bày trong các bảo tàng.

Những nhân chứng sống cuối cùng của tục bó chân ảnh 1
Những nhân chứng sống cuối cùng của tục bó chân ảnh 2
Những nhân chứng sống cuối cùng của tục bó chân ảnh 3
Những nhân chứng sống cuối cùng của tục bó chân ảnh 4
Những nhân chứng sống cuối cùng của tục bó chân ảnh 5
Những nhân chứng sống cuối cùng của tục bó chân ảnh 6
Những nhân chứng sống cuối cùng của tục bó chân ảnh 7
Những nhân chứng sống cuối cùng của tục bó chân ảnh 8
Theo Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG
Cần sớm hướng dẫn phòng ngừa
Cần sớm hướng dẫn phòng ngừa
TP - Sau khi hãng dược phẩm AstraZeneca thừa nhận loại vắc xin COVID-19 do họ sản xuất có thể gây ra tác dụng phụ dẫn đến đông máu, tử vong, nhiều người tiêm vắc xin của hãng này đã bày tỏ lo ngại.
Ảnh minh họa: Internet
Tỉnh dậy sau đêm mặn nồng cùng người tình đại gia, gái trẻ ngơ ngác vì mình... 'mất' hết
TPO - Cái giá phải trả cho sự nông nổi, dại dột vì mong đổi đời bằng tiền trong túi người khác là quá đắt. Bây giờ thì dư luận cũng không khắt khe trong việc trinh tiết của người phụ nữ như trước nữa, nên cháu cứ yên tâm phấn đấu cho bản thân mình. Cháu sống tốt sẽ có người đàn ông xứng đáng đến với cháu.