Những nỗi sợ thông thường nhưng ám ảnh nhất trên thế giới

Những nỗi sợ thông thường nhưng ám ảnh nhất trên thế giới
HHT - Sợ bóng tối, sợ những chú hề, hay thậm chí sợ yêu - bạn cảm thấy kỳ lạ với những nỗi sợ hãi của chính mình. Không khó hiểu đâu, đó có thể là một hội chứng ám ảnh tâm lý, và bạn không phải người duy nhất mắc phải.

Nỗi sợ đến một mức độ nào đó sẽ trở thành hội chứng. Khi gặp phải tình trạng này, con người sẽ có những phản ứng thái quá hoặc mất kiểm soát cục bộ. Đồng thời, thần kinh cũng bị kéo căng như dây đàn và hoảng loạn.

Hành vi này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, từ nội tại lẫn ngoại lai. Nhưng tựu chung, nguồn cơn đều bắt đầu từ chính suy nghĩ và lối sống của mỗi người. Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về những hội chứng chúng tôi sẽ đề cập sau đây. Nhưng với cái nhìn sâu sắc, tỉ mỉ này, các bạn có rùng mình khi nhắc lại không?

Hội chứng sợ yêu 

Trên diễn đàn quốc tế, hội chứng này được gọi với cái tên "Philophobia". "Philo" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là yêu, yêu thương. Phobia là tên gọi chung của nỗi sợ. Philophobia ám chỉ nỗi sợ hãi của những người không dám yêu hay nói cách khác không dám tin vào tình yêu.

Những nỗi sợ thông thường nhưng ám ảnh nhất trên thế giới ảnh 1

Những người mắc hội chứng này thường có biểu hiện chung là "lo bò trắng răng" một cách vô cùng thái quá.

Ban đầu, có thể họ sẽ vô cùng hạnh phúc và cảm thấy yên bình với mối quan hệ tình cảm của mình. Nhưng sau đó không lâu, họ sẽ nhanh chóng chuyển sang "chế độ" sợ hãi, lo lắng, bất an dù đối phương không hề có dấu hiệu phản bội. Họ luôn hoài nghi rằng mối quan hệ này không bền chặt như bề ngoài của nó.

Ngày qua ngày, những nghi hoặc càng trở nên thường trực hơn trong suy nghĩ. Họ sợ người yêu bỏ rơi, sợ khoảng cách chẳng bền, sợ một ngày nào đó họ phải làm bạn với cô đơn, sợ màu tóc mới khiến người ấy xa lánh,... Nỗi sợ cứ lớn dần và khiến họ rơi vào trạng thái hoang mang, kích động. Họ phản ứng khá dữ dội mỗi khi có 'dấu hiệu' giống với những gì đã tiên đoán, hoặc giả nảy ra một nỗi sợ điên rồ nào đó.

Nếu từng theo dõi series Glee đình đám, chắc hẳn các bạn chẳng hề lạ lẫm với nhân vật Emma đáng yêu. Đây là minh chứng điển hình của những người mắc hội chứng sợ yêu (Philophobia). Cô có một nỗi sợ vô hình nhưng mãnh liệt đối với cuộc tình với chàng giáo viên Will Schuester. Cô nàng thường xuyên có biểu hiện lo âu, sợ sệt và không dám tin hạnh phúc có thể đến với mình. Cùng với đó là những cơn khó thở, run rẩy, hay hoảng loạn bất ngờ thôi thúc cô phải chạy trốn. Đó là lý do tại sao Emma lựa chọn "tẩu thoát" ngay trước đám cưới trong mơ của mình.

Nguyên nhân của những biểu hiện này có thể đến từ những tổn thương từ quá khứ. Một số người trải qua nỗi đau thấu tim chẳng thể lành, số khác chỉ chứng kiến nỗi đau của người khác thôi cũng đã thấy hoài nghi về mọi thứ.

Và để "đập tan" mối lo ngại chẳng hề tốt cho sức khỏe này, bạn có thể làm mới bản thân và suy nghĩ tích cực hơn. Người ta có câu, phàm những gì ta đã làm thì không hối hận, chỉ hối hận khi ta chẳng làm mà thôi. Vì vậy, cứ yêu đi, đừng nghĩ, vì cuộc đời cho phép ta làm vậy. Sai thì đứng lên, đừng như chú ếch chẳng dám nhảy mà cả đời phải làm bạn với đáy giếng.

Hội chứng sợ ma và bóng tối

Đây là một trong những hội chứng khá phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều nước Đông Nam Á. Nguyên nhân đa phần bắt nguồn từ tư tưởng duy tâm đã in sâu vào nhiều thế hệ. Họ tin rằng những hồn ma luôn quanh quẩn bên ta dù nhằm mục đích tốt hay xấu. Hơn nữa, những câu chuyện huyễn họặc, hay những trải nghiệm thực tế họ chứng kiến cũng ảnh hưởng không ít tới tinh thần và suy nghĩ.

Những nỗi sợ thông thường nhưng ám ảnh nhất trên thế giới ảnh 2

Người bệnh luôn bị ám ảnh bởi một thế lực tâm linh ngoài tầm với nhưng dường như đang ở rất "gần".

Biểu hiện của chứng bệnh này khá cụ thể. Người mắc hội chứng sẽ không thể yên giấc mà không bật đèn sáng trưng phòng. Đôi khi, chỉ cần nhắm mắt lại họ cũng có thể 'nhìn' thấy những điều đáng sợ chẳng biết có thật hay không. Hay những lúc ở một mình, họ luôn có cảm giác có người đang nhìn mình chằm chặp. Khi nhìn vào gương, họ dễ giật mình hoảng loạn khi cảm thấy một khuôn mặt khác hoàn toàn lạ lẫm và đáng sợ ở trong đó. Thậm chí, một chiếc lá vàng khẽ rơi cũng có thể khiến họ giật mình.

Sự sợ hãi trong tư tưởng luôn khiến những người mắc phải cảm thấy bất an và lo lắng. Tuy nhiên, để vượt qua nỗi sợ này thực không quá khó. Bạn nên xác định rõ nguồn cơn của nỗi sợ. Sau đó, đừng nên nhìn vào những thứ có thể ám ảnh bạn, mà hãy nghĩ đến sự 'dễ thương' của những con 'ma'.

Ví như, nếu bạn sợ ma có thể bước ra từ vô tuyến và tóm lấy bạn, thì hãy tưởng tượng rằng chúng sẽ ngã sấp mặt như thế nào sau khi chui ra ngoài. Như vậy, chẳng hồn ma nào có thể gặm nhấm tinh thần của bạn cả. Và nếu những cách đó không khiến bạn nhẹ nhõm hơn, hãy thử ngồi một lúc và tưởng tượng xem ma có thể làm gì với bạn. Hiển nhiên chẳng có gì tồi tệ xảy ra cả, vì chúng đâu thể làm gì bạn. Vậy thì bạn sợ gì chứ?

Hội chứng sợ độ cao

Đây được xem là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất trên thế giới. Theo số liệu nghiên cứu của YouGov, có khoảng ít nhất 23% người dân trên thế giới mắc chứng sợ độ cao.

Những người gặp phải hội chứng này đều rất sợ đứng ở những vị trí cao so với mặt đất. Họ thường có xu hướng phóng đại độ cao khi nhìn xuống dưới. Đối với họ, việc đứng ở trên độ cao bình thường thôi cũng đủ khiến họ 'toát mồ hôi' rồi.

Những nỗi sợ thông thường nhưng ám ảnh nhất trên thế giới ảnh 3

Sợ độ cao - một trong những nỗi sợ phổ biến nhất trên thế giới.

Trên thực tế, những người càng bị ám ảnh bởi độ cao thì càng dễ gặp phải rối loạn về tinh thần mỗi khi đối mặt với khoảng không tương đối phía dưới.

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể chứng minh đâu là nguồn cơn dẫn đến nỗi sợ phổ biến này. Tuy nhiên, vượt qua nỗi sợ không phải là điều quá khó. 

Bạn nên "khai thông" trí óc về thứ bạn thực sự sợ hãi, sau đó mới từ từ đối mặt với chúng. Bên cạnh đó, nên tập làm quen với độ cao càng sớm càng tốt. Bạn có thể chuyển đến sống tại một căn hộ cao tầng nào đó, hoặc tích cực 'trèo cao' để 'chiêm ngưỡng' những thứ 'đáng sợ' phía dưới. Sau một thời gian bạn sẽ chẳng còn biết sợ độ cao là gì nữa.

Hội chứng sợ chú hề

Chú hề từng là một trong những nhân vật gây cười gần gũi với trẻ em trên khắp thế giới. Vậy tại sao lại có một hội chứng nói đến những người sợ chú hề? Để giải đáp thắc mắc này, ta nên dạo một chuyến nhìn lại lịch sử từ khi những chú hề mưu sinh bằng lớp hóa trang dày chét trên khuôn mặt.

Từ nhiều thế kỷ trước công nguyên, những chú hề được biết đến như những kẻ ngốc nghếch dở hơi (trong văn hóa La Mã). Họ đại diện cho niềm vui và được mọi người khắp nơi yêu quý. Ở giai đoạn này, những người diễn hề thường có năng khiếu nói chuyện, sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể với các câu chuyện thô tục hay phê phán xã hội.

Những nỗi sợ thông thường nhưng ám ảnh nhất trên thế giới ảnh 4

Những chú hề xưa được biết đến là những người mua vui, đả kích xã hội và xuất thân từ tầng lớp vô sản. 

Dần dần, những câu chuyện trên sân khấu trở nên đa dạng và cần nhiều tài năng, kỹ nghệ hơn. Trải qua nhiều thăng trầm, những chú hề thời hiện đại ngày nay dường như mang trong mình nhiều "tâm tư" hơn. Họ là những người mang tiếng cười cho thế gian, nhưng đi đến cùng trời cuối đất cũng không tìm được tri kỷ.

Rất nhiều người trong số họ gặp phải những vấn đề kỳ quặc, khó giải thích. Ví như việc thường xuyên cười một cách man rợ khi ngủ, vẫn mang lớp hóa trang hề khi đã về nhà, đa nhân cách hay thậm chí là giết người.

Vụ việc có thể coi là ám ảnh nhất kể về "chú hề sát nhân" John Wayne Gacy. Chỉ trong vòng 3 năm, hắn đã lạm dụng tình dục và giết chết 33 bé trai và nam thanh niên trong vùng Chicago, Hoa Kỳ. Đặc biệt, tất cả những đối tượng này đều úp mở về một chú hề ma quái nào đó đã sai khiến họ làm những việc kỳ cục và man rợ như vậy. Từ đó, hình tượng chú hề trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết.

Những nỗi sợ thông thường nhưng ám ảnh nhất trên thế giới ảnh 5

Ngày nay, hình tượng chú hề không còn quá gần gũi với trẻ em như trước vì nhiều lý do. 

Căn bệnh sợ chú hề dần lan rộng khắp các nước châu Âu. Họ sợ hãi và có phần cảnh giác mỗi khi nghe tới hoặc nhìn thấy những chú hề. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này có thể là nỗi lo sợ từ nhỏ với các chú hề hoặc ảnh hưởng tiêu từ các phương tiện truyền thông đại chúng (gần đây nhất là hình tượng chú hề "ma quái" trong bộ phim kinh dị "It").

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.