Những rắc rối với thức ăn bạn hoàn toàn có thể tránh được trong mùa Hè nóng nực

Những rắc rối với thức ăn bạn hoàn toàn có thể tránh được trong mùa Hè nóng nực
HHT - Những hiểu lầm tai hại trong cách bảo quản thức ăn có thể khiến bạn gặp nguy hiểm đấy!

Giữ thức ăn trong hộp giữ lạnh thì an toàn rồi!

"Sự sống bắt đầu ở 4 độ C" - các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã nói như vậy. Tức là, nếu hộp giữ lạnh có nhiệt độ trên mức đó, thì những loại vi khuẩn gây bệnh có thể sinh sôi được. Nếu nhà bạn dùng hộp giữ lạnh để mang thức ăn theo (mang đi dã ngoại, mang sang nhà họ hàng…), hãy nhớ nhắc bố mẹ chỉ cho thức ăn đầy khoảng 3/4 hộp, rồi để nhiều túi đá cho kín 1/4 hộp còn lại. Hạn chế mở nắp hộp giữ lạnh ra trên đường đi nhé, đừng tò mò ngó ra ngó vào là hỏng hết thức ăn đấy!

Những rắc rối với thức ăn bạn hoàn toàn có thể tránh được trong mùa Hè nóng nực ảnh 1

Thức ăn để ở nhiệt độ phòng cũng "an toàn" trong vài tiếng

Nhiều món ăn như thịt nguội, gà rán, khoai tây, mỳ ống, hamburger, rau… không an toàn được lâu như bạn tưởng đâu! Ở nhiệt độ khoảng 32 độ C trở lên, thì thức ăn để ở nhiệt độ thường chỉ được khoảng một tiếng đồng hồ. Nếu để lâu hơn, vi khuẩn lại có thể nhân lên rất nhanh rồi nhé!

Ngộ độc thực phẩm là đau bụng, "đi" ra hết là hết, có gì đâu

Việc này hoàn toàn sai. Ngộ độc thực phẩm gây ra 48 triệu ca bệnh và khiến tới 3000 người chết/ năm - đó là theo thống kê không đầy đủ vì đâu phải ca nào cũng đến bệnh viện L. Việc ngộ độc nặng đến đâu còn tùy vào loại vi khuẩn, việc người ăn đã ăn nhiều đến mức nào, và sức đề kháng của người đó nữa. Trẻ em là một trong những đối tượng có hệ miễn dịch còn kém, nên càng dễ bị các triệu chứng nghiêm trọng, như ảnh hưởng đến thận và hệ thần kinh.

Những rắc rối với thức ăn bạn hoàn toàn có thể tránh được trong mùa Hè nóng nực ảnh 2

Thức ăn thừa vài ngày vẫn không sao, chỉ cần được cất trong tủ lạnh

Hầu hết các loại thức ăn đã nấu chín như thịt, rau, mỳ… đều an toàn tới khoảng 4 ngày nếu được đậy kín và để trong tủ lạnh. Sau đó, các loại vi khuẩn gây bệnh có thể bắt đầu phát triển, dù bạn không nhìn thấy hoặc ngửi thấy chúng. Thức ăn thừa khi được cất trong hộp kín, để tủ lạnh, thì bạn nên nhắc mẹ ghi ngày tháng để nhớ dùng hết sớm nhé!

Những loại quả mà bạn bóc vỏ thì bạn không cần rửa

Bạn vẫn phải rửa quả bơ, quả nhãn, dưa chuột, dưa hấu… và rất nhiều loại quả khác, cho dù bạn bóc hoặc gọt vỏ chúng. Đó là vì ngoài vỏ trái cây có thể có nhiều vi khuẩn, nhất là E. coli độc hại, và con dao gọt vỏ hoặc chính tay bạn sẽ đem vi khuẩn vào phần thịt quả, từ đó bạn lại ăn vào. Vì vậy, bạn nhất định cần rửa trái cây dưới vòi nước chảy (không nhất thiết cần loại xà phòng đặc biệt nào cả) trước khi gọt/ bóc vỏ. Dùng bàn chải để cọ những loại quả có khe, rãnh, như dưa lưới chẳng hạn.

Những rắc rối với thức ăn bạn hoàn toàn có thể tránh được trong mùa Hè nóng nực ảnh 3

Thức ăn từ tủ lạnh hoặc ngăn đá ra thì phải để ở nhiệt độ thường cho bớt lạnh

Ở nhiệt độ thường, vi khuẩn nhân lên nhanh chóng, từ 1 lên hàng tỷ chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Cho nên, thức ăn cần rã đông thì để từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm, còn thức ăn từ ngăn nào của tủ lạnh đem ra ăn cũng nên được đun sôi lại là tốt nhất nhé. Hệ tiêu hóa và miễn dịch của chúng ta yếu hơn người lớn, nên việc làm chín lại thức ăn thêm lần nữa là rất quan trọng, tuy có thể bớt chất dinh dưỡng một chút nhưng lại an toàn hơn.

TEAMIRI

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm