Bạn cắn móng tay
Thỉnh thoảng cắn móng tay khi xem phim kinh dị thì cũng không sao, nhưng thường xuyên gặm móng tay khi lo lắng bồn chồn thì không chỉ khiến cho móng tay bạn xấu đi đâu. Thói quen này còn làm hỏng cả móng tay lẫn lớp da xung quanh móng.
![]() |
Vi khuẩn từ trong miệng lại dễ dàng được chuyển sang da, và ngược lại, vi khuẩn dưới móng tay cũng lại chui vào miệng, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng lợi và cổ họng. Cho nên, nếu bạn hay bị viêm lợi thì hãy chú ý xem có phải mình hay cắn móng tay không. Sơn móng tay có thể khiến bạn không muốn cắn móng tay nữa, thậm chí, bạn có thể dùng băng dính để "chừa" thói quen này nếu sơn móng tay vẫn chưa đủ tác dụng.
Bạn cuộn lọn tóc vào ngón tay và… giật
Thói quen giật tóc khi lo lắng không chỉ có ở trẻ em. Việc giật tóc, gãi đầu khi lo nghĩ có thể dần dần làm hỏng chân tóc của bạn, gây ra rụng tóc tạm thời hoặc lâu dài, cũng như các kiểu viêm nhiễm khác. Ở nhiều nước, các bác sĩ coi thói quen giật tóc là một chứng rối loạn tâm lý cần điều trị đấy.
Bạn sờ tay lên mặt
Hay sờ tay lên mặt hoặc cào/ gãi vào những nốt trên mặt có thể làm hỏng lớp da trên cùng vốn rất mỏng. Thậm chí, nếu để chảy máu, bạn còn có thể bị sẹo nữa. Đấy là chưa kể bị nhiễm trùng nhé!
![]() |
Bạn nghiến răng
Nghiến răng khi căng thẳng là phản xạ rất khó bỏ, và có thể cực kỳ có hại cho răng miệng của bạn. Nghiến răng có thể khiến men răng bị nứt hoặc răng bị vỡ, lại cũng có thể gây ảnh hưởng đến xương hàm, và lúc đó thì điều trị sẽ vừa đau vừa tốn kém đấy (càng căng thẳng hơn!).
Bạn liếm hoặc cắn môi
Những lúc lo nghĩ thì bạn thường thấy khô môi, hoặc chẳng thấy khô cũng cứ có phản xạ cắn môi (nhất là khi lúng túng trước đông người). Việc liếm môi này khiến những enzyme tiêu hóa trong miệng bạn dính ra môi. Những enzyme này "tiêu hóa" luôn cả lớp da môi mỏng của bạn, có thể khiến môi khi viêm, sưng, khô, nứt nẻ.
![]() |
Bạn cắn phần trong của miệng
Cũng giống như cắn móng tay, một số người cắn phần trong của miệng (phần trong của môi dưới hoặc phần trong của má) khi lo lắng. Như thế sẽ khiến cho nơi bạn cắn dễ bị sưng và sau đó bạn lại càng hay cắn vào điểm đó (như kiểu khi bạn bị nhiệt miệng thì bạn lại rất hay bị cắn vào nốt nhiệt ấy). Kể cả sau khi điểm đó lành lại thì thói quen của bạn vẫn tiếp tục. Dần dần, trong miệng bạn sẽ dễ có những vết sưng viêm mãn tính, thậm chí là chảy máu và có sẹo.
Bạn cắn bút
Cắn bút đương nhiên là rất bẩn, vì vi khuẩn có thể đi từ bút vào miệng bạn, bao gồm cả virus cúm. Không những thế, cắn bút còn có thể làm hỏng răng, và nếu bạn cắn quá mạnh thì còn có thể làm tổn thương lớp tế bào mềm và lợi bên trong miệng nữa.
![]() |
TEAMIRI