Ninh Bình đẩy mạnh tuyên truyền về bình đẳng giới trên không gian mạng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Để thực hiện tốt công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh, bên cạnh sự phối hợp của các ban ngành, Ninh Bình đã chủ trương tuyên truyền mạnh mẽ trên không gian mạng với hàng trăm tin bài, tạo được sức lan tỏa lớn góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế của người phụ nữ, nhất là vùng dân tộc thiểu số.

Căn cứ nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tại Chương trình công tác năm 2023, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã ban hành Chương trình công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh năm 2023 (Chương trình số 01/CTr-BVSTBCPN ngày 24/3/2023) và triển khai, hướng dẫn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình công tác để triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị đảm bảo đạt hiệu quả.

Hiện tỉnh Ninh Bình có trên 29.400 người dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống chiếm 2,99% dân số toàn tỉnh (Trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm tới 98,56% còn lại là dân tộc Tày, Thái, Khơ Me, Nùng, Dao, Ê đê, Cơ Ho, Sán rìu, Mơ Nông, Sila), sinh sống tập trung tại 8 xã của huyện Nho Quan và xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, địa phương về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức 1 hội nghị truyền thông về bình đẳng giới cho 100 người dân tại vùng DTTS và miền núi xã Văn Phương, huyện Nho Quan; tổ chức 03 hội nghị tuyên truyền phòng, chống mại dâm, mua bán người thu hút 470 người tham dự; thực hiện in 12.000 tờ rơi tuyên truyền công tác phòng, chống mại dâm, mua bán người và công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Sở Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền về bình đẳng giới tại 476 cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Sở Văn hóa và Thể thao tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chính sách pháp luật về văn hóa, gia đình lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là qua phương tiện truyền thông đại chúng; chỉ đạo tổ các hoạt động văn hóa, hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao đảm bảo công khai, dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân đều được tham gia, không phân biệt giới tính hay tầng lớp nhằm đáp ứng nhu cầu được hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của các tầng lớp nhân dân. Trong 06 tháng đầu năm 2023, đã chỉ đạo tổ chức thực hiện biểu diễn 88 buổi biểu diễn, các chương trình văn nghệ phục vụ các nhiệm vụ chính trị và nhân dân trong tỉnh.

Ninh Bình đẩy mạnh tuyên truyền về bình đẳng giới trên không gian mạng ảnh 1

Một tiết mục văn nghệ của người dân tộc. Ảnh: Hồng Vĩnh

Bên cạnh đó tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (Tháng 6)… đẩy mạnh lồng ghép nội dung tuyên truyền và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong tổ chức thực hiện, duy trì có hiệu quả Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại 143/143 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với 11.551 nhóm phòng chống bạo lực gia đình, 1.410 câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững; 170 cơ sở y tế khám, chữa bệnh và tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Tại các xã, phường, thị trấn thành lập 143 đường dây nóng, 1.169 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng sẵn sàng tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân khi xảy ra bạo lực gia đình; duy trì hoạt động của các câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, gia đình hạnh phúc trên địa bàn tỉnh; thường xuyên bám sát tình hình dân cư, phát hiện, hòa giải kịp thời các vụ xung đột, mâu thuẫn trong gia đình.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp tổ chức được 07 hội nghị tuyên truyền về bình đẳng giới và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tại các địa bàn có chênh lệch giới tính khi sinh cao; phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tham gia cung cấp, phổ biến kiến thức về giới, bình đẳng giới và kiểm soát mất cân bằng 2 giới tính khi sinh và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hội viên hội phụ nữ tại một số địa bàn. Phối hợp với 07 trường THCS thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức 07 buổi ngoại khóa cho học sinh, trong đó có lồng ghép nội dung về giới, bình đẳng giới, vai trò, vị thế của trẻ em gái.

Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo, định hướng Đài PTTH tỉnh xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác bình đẳng giới lồng ghép với việc tuyên truyền các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; chỉ đạo các phòng Văn hóa thông tin, Đài truyền thanh cấp huyện, thành phố tăng thời lượng tuyên truyền về bình đẳng giới phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng và địa bàn dân cư.

Công an tỉnh, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ chiến sỹ nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ; viết 35 tin, bài, phóng sự tuyên truyền trên bản tin nội bộ Công an tỉnh, chuyên mục An ninh Ninh Bình, cổng thông tin điện tử và trang fanpage Phụ nữ Công an Ninh Bình; chỉ đạo các đơn vị phổ biến các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác bình đẳng giới, tổ chức các hoạt động tuyên truyền lồng ghép yếu tố giới trong dịp Tháng hành động vì trẻ em, kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001- 28/6/2023), hưởng ứng Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2023 với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.

Duy trì thực hiện việc tuyên truyền cổ động trực quan: treo 25 lượt khẩu hiệu, băng zôn trong Công an tỉnh tuyên truyền về ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam... In, cấp phát 3.000 tờ rơi, khẩu hiệu, tổ chức trên 400 lượt tuyên truyền lưu động tại các tuyến đường chính, khu vực đông dân cư; phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, chính quyền cơ sở.

Sử dụng có hiệu quả trang Fanpage Hội Phụ nữ Công an Ninh Bình, Zalo tuyên truyền mạnh mẽ trên không gian mạng với hàng trăm tin bài, tạo được sức lan tỏa lớn góp phần tuyên truyền những hình ảnh đẹp về gương phụ nữ Công an tiêu biểu, gia đình chiến sĩ Công an tiến bộ, hạnh phúc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ninh Bình đẩy mạnh tuyên truyền về bình đẳng giới trên không gian mạng ảnh 2

Một buổi tuyên truyền của công an tỉnh Ninh Bình tại trường THPT Lương Văn Tụy. Ảnh: Fanpage Hội Phụ nữ Công an Ninh Bình

Cũng sử dụng không gian mạng để tuyên truyền về bình đẳng giới, Liên đoàn Lao động tỉnh cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho người lao động qua mạng xã hội Facebook, zalo, website của Liên đoàn Lao động tỉnh. Bên cạnh đó, cấp phát tờ rơi tuyên truyền về bình đẳng giới; tuyên truyền thông qua hòm thư tư vấn pháp luật, thông qua hệ thống loa truyền thanh, chuyển tải đến từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất; ... góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của đoàn viên, CNVCLĐ về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội; … Tổ chức 7 hội nghị nói chuyện chuyên đề với nội dung về bình đẳng giới; 283 cuộc tuyên truyền, giáo dục về giới, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ PN; gia đình, trẻ em, dân số SKSS, chính sách LĐ nữ cho 17.690 lượt CNVCLĐ trong đó nữ: 14.684 lượt người.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, tiếp tục duy trì Chuyên mục Phụ nữ và cuộc sống, phát sóng 02 chuyên mục/tháng, với thời lượng 15 phút/01 chuyên mục. Ngoài ra, tăng cường lồng ghép tuyên truyền nội dung bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ trong các chuyên mục: Vì chất lượng cuộc sống, Vì trẻ thơ, Các vấn đề xã hội, Văn hóa và đời sống, Y tế Ninh Bình, An sinh xã hội, Vòng tay nhân ái, Xây dựng Nông thôn mới, Bạn nhà nông…

Thời gian tới tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ, bình đẳng giới, đặc biệt là Chỉ thị số 21/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục tăng cường công tác phụ nữ trong tình hình mới; Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia Bình đẳng giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch truyền thông về Bình đẳng giới đến năm 2030; Phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023. Thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2023

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.