Nỗi lòng sinh viên làm thêm mùa dịch: Dễ bị lừa tiền vì công việc ít, khó khăn chất chồng

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành lớn, nhiều doanh nghiệp, hàng quán đã phải tạm ngưng hoạt động khiến không ít sinh viên rơi vào cảnh mất việc làm thêm, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và học tập của các bạn.

Thời gian gần đây, đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Để phòng chống dịch bệnh, tại TP.HCM, các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, quán ăn không được tập trung quá 20 người; các trung tâm tiệc cưới, ăn uống theo mô hình buffet phải tạm dừng hoạt động dẫn đến việc nhiều sinh viên mất việc làm thêm. Chưa kể, nhiều cửa hàng do buôn bán ế ẩm cũng cắt giảm số lượng nhân viên, thậm chí hạ lương để duy trì các chi phí khác khiến cuộc sống sinh hoạt và học tập của nhiều bạn sinh viên không khỏi lao đao.

Nỗi lòng sinh viên làm thêm mùa dịch: Dễ bị lừa tiền vì công việc ít, khó khăn chất chồng ảnh 1

Các bạn sinh viên đang phải chi tiêu hết sức tiết kiệm trong giai đoạn này khi công việc làm thêm khan hiếm. Ảnh minh họa từ Internet

Bạn Ngọc Ngân (sinh viên ngành Du lịch - Lữ hành) cho biết: "Hiện nay, lương làm thêm tại quán ăn của mình đã giảm gần 2/3 so với trước kia. Để tiết kiệm tiền, mình đã chuyển sang đi xe buýt. Có hôm đi làm về mệt, phải chen chúc trên xe buýt khiến mình thở không nổi. Về đến phòng trọ là mệt rã rời, không còn tâm trí để học tập hay chăm sóc bản thân."

Có năng khiếu chơi đàn organ, bạn Phát Hải (sinh viên ngành Âm nhạc học) từng nhận đánh đàn tại các nhà hàng, quán ăn với số tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng/ show. Tuy nhiên, hiện các nhà hàng, trung tâm tiệc cưới đã phải dừng hoạt động, các sinh viên làm thêm như Hải gần như mất việc. Nhìn thùng mì tôm vơi hết quá nửa, Hải thở dài: “Chắc mình phải chạy xe ôm công nghệ để cứu cánh trong thời gian chờ đợi tìm việc”.

Nỗi lòng sinh viên làm thêm mùa dịch: Dễ bị lừa tiền vì công việc ít, khó khăn chất chồng ảnh 2
Nhiều sinh viên tìm đến công việc gõ mã Capcha nhưng tá hỏa vì làm một tiếng chưa được... 2.000 đồng.

Mất việc làm thêm đột ngột, một số bạn sinh viên do không xoay sở kịp chi phí sinh hoạt, rơi vào tâm lý "việc gì cũng nhận" nên dễ dàng trở thành "con mồi" của những thủ đoạn lừa đảo, bóc lột tiền của và sức lao động.

Bạn Quỳnh Trang (21 tuổi, sinh viên ngành Công nghệ Thông tin) bộc bạch "kinh nghiệm xương máu" sau hai ngày ngồi hì hụi gõ Captcha (là hình ảnh gồm các con số, ký tự... dùng để phân biệt giữa người và chương trình máy tính, xác định liệu có phải là một người dùng đang truy cập hệ thống hay một chương trình máy tính đang truy cập hệ thống): “Mình cũng nghe nhiều tin gõ Captcha vừa thu nhập thấp, vừa dễ bị lừa. Nhưng hiện tại cũng không còn cách nào để tìm việc khi nhu cầu việc làm quá cao. Chưa kể phải cạnh tranh với cả sinh viên ra trường chưa có việc nên mình "nhắm mắt" làm thử. Không ngờ ngồi gõ muốn rụng rời tay chân trong suốt 1 tiếng đồng hồ, thu nhập chỉ hiện lên 0,07 USD (tương đương 1.600 đồng)."

Bên cạnh đó, theo như chia sẻ của Quỳnh Trang, đã có không ít sinh viên mất trắng tiền cọc khi đăng ký công việc gõ Captcha vì nản rồi bỏ việc giữa chừng.

Nỗi lòng sinh viên làm thêm mùa dịch: Dễ bị lừa tiền vì công việc ít, khó khăn chất chồng ảnh 3

Với tâm lý "việc gì cũng nhận", sinh viên dễ dàng trở thành "con mồi" của những thủ đoạn lừa đảo, bóc lột trên Internet. Ảnh minh họa từ Internet

Giữa mùa dịch khó khăn, nhiều sinh viên vẫn cố gắng "bám trụ", tìm kiếm việc làm không ngừng để xoay sở vô số chi phí sinh hoạt khác nhau. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bên cạnh tìm việc làm thêm trang trải cuộc sống, các bạn cũng cần phải chú trọng các biện pháp an toàn trong việc phòng, chống dịch để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nỗi lòng sinh viên làm thêm mùa dịch: Dễ bị lừa tiền vì công việc ít, khó khăn chất chồng ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Với mục đích nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc phân loại và tái chế chai và lon đã qua sử dụng, xây dựng thói quen nhỏ góp phần tạo tác động to lớn để hướng tới tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải”, Báo Tiền Phong và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” tại 5 trường đại học ở TP.HCM. 
Hà Nội phát lệnh báo động lũ trên sông Hồng, chiều tối nay dự báo có mưa lớn

Hà Nội phát lệnh báo động lũ trên sông Hồng, chiều tối nay dự báo có mưa lớn

HHT - Trong khoảng 3 giờ tới, những ổ mây đối lưu từ phía Bắc Ninh, Hưng Yên đang di chuyển về phía Hà Nội. Trước tiên nó gây mưa rào và dông cho khu vực huyện Gia Lâm, quận Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì, huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Hà Đông, sau đó tiếp tục mở rộng lan sang các quận nội thành khác của TP Hà Nội.
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3

Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3

HHT - Trước tình hình ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Ninh đã chỉ đạo Ban Thường vụ các Huyện, Thị, Thành Đoàn trên địa bàn thành lập 126 tổ phản ứng nhanh của Đoàn Thanh niên các cấp, phát huy tinh thần xung kích thanh niên, sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.