“Nỗi oan” của giáo dục trực tuyến và bài toán cho giáo viên - học sinh tại Việt Nam
HHT - Năm 2020 đánh dấu sự chuyển mình của học trực tuyến. Bên cạnh những lợi ích "siêu to khổng lồ" trong mùa dịch, phương pháp này vẫn nhận về khá nhiều nghi vấn. Tại hội thảo "Tương lai giáo dục trực tuyến tại Việt Nam" diễn ra tại trường Đại học Hoa Sen (TP.HCM), các diễn giả đã thảo luận vô cùng sôi nổi về chủ đề này.
Nỗi oan của giáo dục trực tuyến
Còn nhớ vào tháng 4/2020, khi trường học đồng loạt đóng cửa vì cách ly và học online bắt đầu được thự hiện, hàng loạt ứng dụng dạy - học trực tuyến nhận review... 1 sao từ học sinh vì tính năng giao bài tập.
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên, teen ở các khối lớp đều không khỏi bỡ ngỡ khi chuyển từ học offline sang online. Không ít thầy cô còn khẳng định, phương pháp trực tuyến không hiệu quả trong việc kết nối với học sinh. Nhưng theo anh Nhẫn Đỗ (Giám đốc chiến lược của ClassIn - ứng dụng dạy học trực tuyến với khả năng tương tác cao), hình thức giáo dục trực tuyến đang có một "nỗi oan" cần được "minh oan".
Anh Nhẫn Đỗ (áo xanh, bên phải) cùng thầy Vũ (áo xám, bên trái) đã có những chia sẻ về học online dành cho thầy cô và teen Việt thông qua nền tảng của ClassIn. Ảnh: Đại học Hoa Sen
Anh Nhẫn chia sẻ, mỗi nền tảng dạy học trực tuyến sẽ có những quy cách sử dụng riêng và thường những phần mềm "xịn", sẽ khá phức tạp trong bước đầu sử dụng. Chính vì vậy, nhiều trường học, thay vì có những hướng dẫn cụ thể dành cho giáo viên và học sinh thì lại chọn các ứng dụng "mỳ ăn liền". Các nền tảng này thoạt nhìn có thể đơn giản bằng cách cho phép đăng tải miễn phí các bài tập, bài giảng, nhưng sẽ làm giảm khả năng tương tác giữa các thầy cô và teen khiến nhiều bạn ỷ lại, không phát huy được tinh thần học tập.
Anh Nhẫn Đỗ trình bày về bức tranh công nghệ trong giáo dục. Ảnh: NGỌC ANH
Cũng trong buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ (Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen) cũng chia sẻ, sau khi học online được áp dụng tại các trường học, không ít phản hồi đến từ học sinh, sinh viên đều là than phiền vì phải đọc khá nhiều tài liệu thông qua màn hình điện thoại, hay laptop.
Với những bạn có điều kiện có thể in ấn ngay tại nhà, việc đọc tài liệu sẽ có phần "dễ thở" hơn, nhưng đối với những bạn chỉ có thể đọc trực tuyến, hoạt động nhìn quá lâu vào màn hình điện tử còn khiến nhiều bạn "hoa mắt chóng mặt". Bên cạnh đó, có những trường học, sử dụng cùng lúc quá nhiều nền tảng, cũng khiến teen "rối não" vì nhầm lẫn quy cách sử dụng hay... quên mất cách đăng nhập.
Thầy Nguyễn Ngọc Vũ khẳng định ngành giáo dục cần tập huấn giáo viên một cách hiệu quả - Ảnh: NGỌC ANH
Tham gia hội thảo lần này còn có sự tham gia của chị Lê Quỳnh Tương (đại diện ClassIn tại Việt Nam). Chị Tương cho biết, những công cụ trực tuyến miễn phí hiện tại phần lớn chỉ để hỗ trợ một người trình bày, ít có không gian để ghi chú. Trong khi đó, việc học cần thảo luận nhóm, làm bài tập. Chính vì thế, hiệu quả của việc tương tác giữa học sinh và thầy cô, bạn bè sẽ bị giảm sút.
Ngoài ra, cách lựa chọn công nghệ của các trường trên thực tế lại đi ngược với quy trình đúng đắn. Thay vì xác định kết quả mong muốn đạt được ở teen, lên kế hoạch phù hợp với mục tiêu đó, rồi từ đó chọn nền tảng ứng với nhu cầu; thì các trường lại tìm hiểu trước về các nền tảng, cân nhắc yếu tố kinh tế, mang bài giảng lên trực tuyến và quan sát xem học sinh nhận được gì.
Phát biểu kết thúc hội thảo, thầy Vũ cũng nhấn mạnh, trong tương lai vì diễn biến khó lường của dịch COVID-19, đồng thời để hội nhập với kỉ nguyên 4.0, giáo dục trực tuyến cần phải được chú trọng, không chỉ đối với teen mà còn với cả các thầy cô giáo. Việc kết hợp cả hai loại hình, dạy online và offline không chỉ gợi mở thêm nhiều phương pháp học tập khác mà còn kích thích khả năng sáng tạo, hứng thú học tập cho teen - nhất là đối với các môn học không có quá nhiều tiết học trực tiếp tại lớp.
Tọa đàm thu hút khá nhiều các bạn sinh viên, đại diện thương hiệu tham gia. Ảnh: Đại học Hoa Sen
HHT - "Nàng Tiên Cá" 2023 bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất. Để mở đường cho trailer và việc ra mắt phim sắp tới, Disney đã hé lộ chân dung 6 người chị gái xinh đẹp của "Ariel" Halle Bailey.
HHT - Dũng, nam chính của “ Lối Nhỏ Vào Đời ” đã được khán giả tấm tắc khen đẹp trai nhưng hóa ra ngoài đời, anh chàng còn có diện mạo cực phẩm hơn thế nhiều.
HHT - Đồng hồ tới Chung kết Miss Universe Vietnam 2022 đã bắt đầu đếm ngược, Nam Em thu hút sự chú ý khi đăng bài ủng hộ người chị song sinh của mình - Lệ Nam.
HHT - Theo thống kê từ dữ liệu kết quả thi vào lớp 10 của Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố sáng nay (ngày 24/6), có 668 bài thi đạt điểm 10 đối với môn Toán và Ngoại ngữ. Môn Ngữ Văn có điểm cao nhất là 9.5.
HHT - Hiện nay có rất nhiều ứng dụng học tiếng Anh, tập trung vào từng kỹ năng, từng khía cạnh khác nhau. Mặc dù kỹ năng nào cũng quan trọng cả, nhưng nói sao cho chuẩn có lẽ là điều mà nhiều bạn mong muốn nhất khi học tiếng Anh, bởi ai chẳng muốn “nói như người bản xứ”, nhưng không phải ai cũng có điều kiện luyện tập với người bản xứ.
HHT - Điểm chuẩn vào lớp 10 của 4 trường THPT chuyên trực thuộc Đại học tốp đầu Hà Nội dao động từ 15 đến 33,5 điểm, tùy vào các tính điểm của từng trường.
HHT - Đề thi môn Ngữ văn vào Chuyên lớp 10 năm 2022 tại Hà Nội được các thí sinh đánh giá là ngắn gọn, sâu sắc và đủ sức làm khó những thí sinh thi vào trường chuyên.
HHT - Ngay khi kết thúc kỳ thi vào lớp 10, chắc hẳn nhiều thí sinh cũng như phụ huynh ở Hà Nội sẽ thắc mắc thời gian công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022.
HHT - Hoàn thành 3 bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ trong hai ngày 18 - 19/6, các thí sinh và cả giáo viên đánh giá đề thi các môn không đánh đố, phù hợp với lứa thí sinh 3 năm học tập gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch nhưng vẫn đảm bảo được độ phân hóa.
HHT - Theo đánh giá chung, đề thi năm nay có độ phân hóa tốt, đáp ứng yêu cầu của một đề tuyển sinh. Với đề thi này, thí sinh nắm chắc các kiến thức ngữ âm, ngữ pháp cơ bản và từ vựng trong SGK có thể hoàn thành 60% bài thi; tuy nhiên nếu muốn điểm cao thì cần phải mở rộng và nâng cao kỹ năng làm bài.