NSND Tự Long: 'Tôi chưa từng nói yêu bố'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ít thể hiện bằng những lời nói và hành động, nhưng trong trái tim NSND Tự Long luôn dành một khoảng rộng cho người bố của mình. Nghệ sĩ cho biết anh sợ bố, khó khăn khi nói lời yêu thương ông.

Ký ức vui vẻ mùa 4 đi đến tập cuối với nhiều cảm xúc khi các nghệ sĩ chia sẻ về chủ đề người cha. Ở tuổi 49 với nhiều trải nghiệm, là cha của ba đứa con đáng yêu, nhưng với NSND Tự Long việc nói ra những lời yêu thương với bố dường như vẫn rất khó khăn, bởi trong tâm trí anh luôn sợ bố.

Nhắc về bố, NSND Tự Long rưng rưng: “Tôi có tuổi thơ không ở nhiều với cả bố mẹ. Ký ức tôi có những trận đòn. Tôi rất thương bố, tôi tự hào về bố nhưng chưa một lần trong đời tôi nói con yêu bố.

Lúc tôi thất bại, bị lừa gạt… tôi đều chia sẻ với mẹ. Tôi có con gái và tôi cũng thương con như thế. Nhiều khi mình hay bắt bẻ khiến cho con sợ. Con sợ tôi như tôi sợ bố. Tôi nhờ chị Vân nói hộ, chứ tôi nói không được”.

NSND Tự Long: 'Tôi chưa từng nói yêu bố' ảnh 1

NSND Tự Long xúc động khi nhắc đến bố.

Bố NSND Tự Long là ông Vũ Tự Lẫm (nghệ danh Hai Lẫm) nghệ sĩ hát quan họ nổi tiếng xứ Bắc Ninh, cùng thời với các liền anh, liền chị nổi tiếng như NSND Thúy Cải, NSƯT Quý Tráng, NSƯT Xuân Mùi, Hai Tráng…

Ông từng giữ chức Trưởng Đoàn Quan họ Bắc Ninh trong những ngày đầu mới thành lập và cùng vợ là nghệ sĩ Minh Phức đi khắp các vùng trong tỉnh Hà Bắc cũ để mang tiếng hát phục vụ nhân dân, chiến sĩ.

Theo bố mẹ của Tự Long chia sẻ trên chương trình Cuộc hẹn cuối tuần, anh có tuổi thơ nhiều thiệt thòi vì là con nghệ sĩ. 9 tháng tuổi được gửi về sống cùng bà cho tới năm 15 tuổi.

Sinh ra trong gia đình quan họ nhưng NSND Tự Long đam mê chèo. Tuy vậy, bố mẹ anh không muốn con trai theo nghệ thuật vì nghề "vắt chanh bỏ vỏ". Khuyên răn không được, có lần anh bị bố mẹ đánh vì vẫn mê mải ca hát…

NSND Tự Long: 'Tôi chưa từng nói yêu bố' ảnh 2

Bức ảnh NSND Tự Long chụp cùng bố đăng tải trên trang cá nhận hơn 80.000 lượt thích. Ảnh: FBNV.

NSND Tự Long tâm sự: "Một lần, tôi mắc lỗi, bố cầm thanh tre to để đánh. Tôi chạy quanh khu tập thể, chạy ba vòng mà bố vẫn không đuổi kịp. Mọi người bảo: ‘Sao bố con nhà này cứ đuổi nhau xung quanh khu này là thế nào? Thằng kia, bố mày có đuổi được đâu mà chạy’. Lúc đó tôi sợ bị đánh đau nên chạy, chứ không nghĩ bố càng chạy càng mệt. Chạy đến vòng thứ ba, tôi dừng lại. Và đó là trận đòn roi nhớ đời của tôi. Bố trút cơn giận vào trận đòn đó. Tôi bị đánh từ gáy xuống chân, không chỗ nào là không phồng. Lúc tôi bị đánh, không ai can, còn bảo: ‘Cứ đánh cho nó chừa đi. Bố đánh phải đứng lại, đằng này chạy như thế…".

Mọi người chỉ nghĩ tôi ngỗ ngược, không nghĩ rằng, chỉ vì sợ bị đau mà tôi chạy. Sau trận đòn, tôi cởi quần áo ra, mọi người mới lấy dầu xoa cho tôi. Đối với tôi, đó là kỷ niệm buồn…".

Sau này, anh nghe theo gia đình học trung cấp xây dựng để đi xuất khẩu lao động. Chờ mãi không có suất, anh theo chú lên đoàn chèo Bắc Giang. Anh theo học trung cấp nghệ thuật của tỉnh và ra Thủ đô học trung cấp chèo trường Sân khấu điện ảnh.

Trong tâm khảm anh, nhờ sự giáo dục nghiêm khắc của bố mẹ mới có NSND Tự Long ngày hôm nay.

MỚI - NÓNG
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
TPO - Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. Bến cá không quá đông đúc do người mua bán chủ yếu là các hộ dân sinh sống nơi đây và một số thương lái đến thu mua hải sản để phân phối lại cho các nhà hàng.