Nước rửa tay khô có diệt được virus corona không, và tại sao xà phòng lại tốt hơn?

Nước rửa tay khô có diệt được virus corona không, và tại sao xà phòng lại tốt hơn?
HHT - Nước rửa tay khô đang là mặt hàng “hot” khi dịch Covid-19 lan rộng. Nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi quanh sản phẩm này. Vậy tốt nhất là chúng ta nghe ý kiến chuyên gia, nhỉ!

Chưa bao giờ mà nước rửa tay khô lại bán chạy như hiện tại. Tất nhiên rồi, vì khi Covid-19 đang lây lan mạnh, thì tất cả chúng ta đều có ý thức giữ gìn vệ sinh hơn. Nhưng có một điều vẫn khiến nhiều người băn khoăn: liệu chúng ta có nên tích trữ nước rửa tay khô không, khi mà giá cả của sản phẩm này cũng đang trên đà tăng?

Nước rửa tay khô là gì, và nó hoạt động ra sao?

Nó về cơ bản là cồn, cộng gel, cộng chút tinh dầu có mùi thơm.

Nước rửa tay khô đang được rất nhiều người mua, và mua nhiều.

Cách hoạt động của nước rửa tay khô chủ yếu là thông qua sức mạnh của cồn. Cồn có thể “ám sát” nhiều loại vi khuẩn và virus bằng cách phá hủy lớp ngoài cùng của chúng, làm cho chúng không thể “chiếm lĩnh” vật chủ. Cơ chế này sẽ không hiệu quả với những loại virus có lớp ngoài cùng cứng, như norovirus (gây tiêu chảy). Nó cũng giảm hiệu quả khi tay bạn quá bẩn, nhiều bụi đất hay quá nhờn.

Thế nhưng, gel rửa tay khô rất tiện và hoạt động nhanh, nên dù sao cũng có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều “kẻ tấn công vô hình” mà bạn có thể chạm phải trên các phương tiện giao thông hay toilet công cộng.

Xà phòng thì hơi khác. Thay vì diệt vi khuẩn và virus, mục tiêu của xà phòng là gạt bỏ bụi bặm, dầu và những nhân tố nguy hiểm khác đang bám vào tay bạn. Còn nước rửa tay khô thì chẳng gạt bỏ thứ gì cả, tức là những thứ như thuốc trừ sâu thì vẫn có thể… ở nguyên vị trí.

Việc dùng xà phòng và nước để rửa trôi virus corona nghe có vẻ không “bạo lực” bằng việc “tiêu diệt” nó tại chỗ. Nhưng chính việc rửa bằng xà phòng với nước lại có hiệu quả hơn, nhất là đối với những mầm bệnh được bao bọc trong các giọt dịch tiết.

Rửa tay đúng cách bằng nước và xà phòng là tốt nhất!

“Cồn không tốt hơn việc rửa tay đúng cách, dù là đối với bất kỳ loại mầm bệnh nào” – Preeti Malani, giảng viên chuyên về bệnh truyền nhiễm ở Đại học Michigan (Mỹ), cho biết.

Dùng quá nhiều nước rửa tay khô có sao không?

Nói chung là không sao cả, nhưng da tay bạn có thể bị khô đi, nên hãy nhớ dưỡng ẩm thường xuyên nữa nhé.

Để dùng gel rửa tay khô đúng cách, hãy bơm khoảng 3mm ra lòng bàn tay, rồi xoa ít nhất 10-15 giây, cho đến khi tay khô.

Dùng nhiều gel rửa tay khô thì cũng cần dùng thêm kem dưỡng ẩm cho tay vào buổi tối nha!

Bạn cũng có thể tự làm gel rửa tay khô bằng cách cho thêm gel lô hội (nha đam) vào cồn isopropyl và lắc đều. Tuy nhiên, để có tác dụng thì nước rửa tay khô của bạn phải có nồng độ cồn ít nhất là 60%. Nên đừng làm theo những hướng dẫn không rõ nguồn gốc trên mạng, như kiểu dùng rượu vodka nhé, không ăn thua đâu!

Hãy cứ vui khỏe nhé!

Thế rồi, đừng tích trữ nước rửa tay khô làm gì. Bạn có thể chỉ cần mang theo một chai nhỏ thôi, để dùng mỗi khi đi ra ngoài. Còn lại thì rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng là được rồi. Hãy cứ vui vẻ và thoải mái nhé bạn, vì “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” cơ mà.

Theo POP SCIENCE
MỚI - NÓNG
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?