"Ở Harvard, người thầy có vị trí thấp nhất trong lớp học"

"Ở Harvard, người thầy có vị trí thấp nhất trong lớp học"
HHT - ĐH Harvard (Mỹ) quy tụ rất nhiều giáo sư xuất sắc trên thế giới nhưng trên giảng đường, sinh viên mới là trung tâm. Còn người thầy, họ có vị trí thấp nhất trong lớp học.

Cái tên Harvard là sự mê hoặc đối với bất cứ học sinh nào trên thế giới, bởi sự khác biệt của mỗi giảng viên, sinh viên, cũng như môi trường học tập.

Trong buổi tọa đàm Harvard đã dạy và không dạy bạn những gì?, được tổ chức tại ĐH Fulright, TP.HCM, chiều 20/12, nhiều cựu sinh viên Harvard chia sẻ điều đặc biệt của ngôi trường này.

Nhiệm vụ của giảng viên là nâng tầm người học

Một số cựu sinh viên trường đại học đẳng cấp hàng đầu thế giới cho rằng xét về cách thiết kế không gian giảng đường, người thầy đứng ở vị trí thấp nhất trong lớp học ở Harvard. Điều đó cũng phần nào trùng hợp cách đào tạo nhân tài ở đây.

"Ở Harvard, người thầy có vị trí thấp nhất trong lớp học" ảnh 1
Khung cảnh giảng đường ở ĐH Harvard. Ảnh: Harvard University.

Chị Doãn Hoàng Lan, tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Harvard, cho biết giảng viên ở trường rất giỏi nhưng không phải vì họ am tường mọi thứ. Họ đặc biệt vì biết khơi gợi tiềm năng người học.

Mỗi người có trình độ, tư duy và hoàn cảnh khác nhau nhưng các giáo sư luôn khơi gợi và tôn trọng suy nghĩ, quan điểm của sinh viên. Người học luôn cảm thấy mình đã góp một phần vào câu trả lời cho mỗi vấn đề giảng viên đặt ra.

Hơn nữa, các giáo sư luôn khích lệ bản lĩnh, sự thông minh, chính kiến của người học. Vì vậy, sinh viên có thể đứng trước 100 người tài giỏi khác trình bày suy nghĩ của mình một cách rất tự tin.

Ở Harvard, người học là trung tâm, giảng viên có nhiệm vụ nâng tầm cho người học chứ không phải đứng trên cao truyền đạt kiến thức.

“Giáo sư sẽ không nói cho bạn phải nghĩ như thế nào. Ông cũng không thường đưa ra ý kiến. Sinh viên không chỉ học từ thầy mà học từ 100 bạn khác. Họ sẽ cho thấy có rất nhiều cách để nhìn nhận một vấn đề. Bạn phải là người đưa ra kết luận của chính mình", chị Lan nói.

Nữ thạc sĩ chia sẻ chị có cơ hội giao lưu với nhiều người. Mỗi người có quan điểm riêng, nên phải học cách tôn trọng cách nhìn nhận của người khác và bảo vệ quan điểm của mình.

"Ở Harvard, người thầy có vị trí thấp nhất trong lớp học" ảnh 2
Anh Hoài Chung chia sẻ những trải nghiệm trong thời gian học ở ĐH Harvard. Ảnh: M.N.

Tuy nhiên, các giáo sư ở Harvard không chỉ đứng nhìn sinh viên thảo luận. Anh Trương Phạm Hoài Chung, thạc sĩ Giáo dục, ĐH Harvard, thông tin trước khi lên lớp, các giáo sư đã chuẩn bị rất kỹ. Họ yêu cầu sinh viên đọc cả 100 trang sách và đưa ra những vấn đề cần giải quyết.

"Tôi học được ở Harvard không có điều gì tuyệt đối đúng hoặc tuyệt đối sai, khoa học không chỉ là phép tính. Một vấn đề có nhiều cách tiếp cận. Nếu muốn khẳng định mình đúng, anh hãy ra ngoài xã hội thực hiện và chứng minh nó. Đó có lẽ là cách giảng dạy, cũng có thể là điều mà những người thầy mong muốn ở học viên của mình", anh Chung phân tích.

Mỗi người có một Harvard cho riêng mình

Trong suy nghĩ của nhiều người, học "tháp ngà" Harvard đồng nghĩa đối mặt áp lực phải xuất chúng. Điều đó có lẽ đúng nhưng cũng có thể sai, tùy vào bạn là ai và muốn gì.

Cũng như các trường đại học hàng đầu khác, điểm số của sinh viên Harvad được bảo mật, ra trường với tấm bằng tốt nghiệp không thể hiện thứ hạng. Sinh viên thường không áp lực về điểm số nhưng họ thường đau đầu vì cảm thấy mình biết quá ít.

Anh Hoài Chung thừa nhận bản thân không thấy áp lực khi ở Harvard nhưng vẫn thường xuyên thức đến hơn 4h sáng để học, không phải để hoàn thành chỉ tiêu bài vở, mà vì có quá nhiều thứ hay ho để tiếp cận.

Ngược lại, chị Lê Quỳnh Trâm, tốt nghiệp thạc sĩ ngành Chính sách công của Harvard, chia sẻ giai đoạn đầu nhập học, chị hoài nghi chính mình.

"Quanh mình, ai cũng rất 'ngầu'. 100 người thì có đến 90 đến từ 90 nước khác nhau. Có người đảm nhiệm vai trò quan trọng của các tổ chức lớn trên thế giới. Ai cũng mang đến đấy những khao khát lớn và đi tìm câu trả lời. Lúc đó, mình hoài nghi người xét duyệt mình vào đây có ngủ gật không?", chị Trâm kể.

Trải qua quá trình học tập, chị Trâm thẳng thắn nêu quan điểm học ở những trường có thứ hạng, danh tiếng thấp hơn ĐH Harvard, vẫn có thể thu nạp kiến thức như ở đây. Điều đặc biệt Harvad cho sinh viên là cơ hội lắng nghe và đồng hành cùng những con người xuất sắc.

"Ở Harvard, người thầy có vị trí thấp nhất trong lớp học" ảnh 3
Nhiều câu chuyện về ĐH Harvard được các cựu sinh viên trường này kể lại trong buổi tọa đàm chiều 20/12 ở TP.HCM. Ảnh: M.N.

Tương tự, anh Trương Phạm Hoài Chung tâm sự khi sang Mỹ, chàng trai này muốn tìm hiểu mô hình giáo dục tối ưu. Học ở trường đại học nổi tiếng thế giới, anh mới phát hiện trong giáo dục sẽ không có mô hình chung tối ưu.

"Mọi người có biết logo của ĐH Harvard là Veritas, nghĩa là sự thật. Nó là tôn chỉ giáo dục đỉnh cao, mỗi người học phải đi tìm sự thật của riêng mình", anh Hoài Chung nói.

Các diễn giả đều đồng ý rằng chỉ cần mỗi người biết mình là ai và muốn gì thì nếu không là Harvard, bạn cũng xuất chúng ở một nơi khác. Đó là "Harvard" của mỗi người.

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
HHT - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên năm 2024, Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đã trao đổi nhiều nội dung về công tác định hướng, hỗ trợ hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, bồi dưỡng và giới thiệu kết nạp Đảng cho đoàn viên ưu tú; chế độ, chính sách với người lao động; định hướng chiến lược phát triển cơ quan; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?