Ở lại thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm hay về quê lập nghiệp?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Cứ mỗi mùa tốt nghiệp đại học, nhiều sinh viên năm cuối lại đau đầu với câu hỏi: Ở lại thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm hay về quê lập nghiệp? Những người trong cuộc và chuyên gia sẽ nói gì?

Áp lực của người ở lại

Ngay từ 4 năm trước đặt chân lên Hà Nội nhập học, Ngọc Bích (sinh viên năm tư Học viện Ngân Hàng) đã vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp ở mảnh đất này. Nữ sinh cho rằng thành phố là mảnh đất màu mỡ để mình phát triển, cũng như vì đa số bạn bè đều ở đây mà nếu lựa chọn quay về sẽ rất cô đơn, lạc lõng. “Ngày trước mình chọn ở lại thành phố vì mình muốn trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ. Thành phố cho mình nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn, tiếp xúc với nhiều người, đem lại cho mình nhiều bài học để mình trưởng thành”, Ngọc Bích bộc bạch.

Nhưng đâu có giống như tưởng tượng, hiện thực cuộc sống khiến cho Ngọc Bích không ít lần tự hỏi bản thân đã lựa chọn đúng hay chưa. Cô chia sẻ với tiền trọ 3 triệu đồng/ tháng, tiền xăng xe, ăn uống cũng như một số nhu cầu cá nhân khác với mức lương của sinh viên mới ra trường thì mọi chi phí đều phải rất tiết kiệm. Ngoài ra, áp lực công việc khiến cô nàng luôn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức.

Ở lại thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm hay về quê lập nghiệp? ảnh 1

Ngọc Bích cho biết bản thân chọn ở lại phần nhiều vì muốn trải nghiệm thêm. (Ảnh: NVCC)

“Mỗi ngày tan làm nhìn dòng người đông đúc mà mình chỉ ước bản thân giờ ở quê, đi có 10 phút mà về tới nhà rồi. Song nhiều khi mình muốn gửi chút tiền về cho gia đình mà cũng khó vì nuôi bản thân thôi còn chưa đủ. Khó khăn lớn nhất vẫn là phải xa gia đình, tự lập mọi thứ, nhất là khi ốm đau phải tự chăm sóc”.

Tương tự, Trà My sinh viên năm cuối Học viện kỹ thuật mật mã lựa chọn ở lại vì nghĩ sẽ có nhiều môi trường doanh nghiệp cho mình va chạm. Cộng với tính cách sôi nổi, thích tham gia các hoạt động mà với nữ sinh việc trở về quê hương làm việc là điều khó có thể xảy ra.

Dẫu vậy để tìm được việc làm ổn định, Trà My đã đổi chỗ làm việc đến lần thứ 5. Chưa có nhiều kinh nghiệm, tỷ lệ cạnh tranh cao là lý do chính khiến cô chưa tìm ra được công ty phù hợp. Đây cũng là tình cảnh chung mà sinh viên năm cuối phải đối mặt khi theo học những ngành nghề hot. Một trong số họ sẽ chấp nhận làm công việc lương thấp bấp bênh để duy trì cuộc sống, cùng kỳ vọng sẽ rèn luyện, tích lũy thêm năng lực.

Trà My tâm sự: “Ban đầu mình nghĩ ngành Công nghệ thông tin sẽ có nhiều điều kiện thăng tiến khi ở thành phố. Về sau đi làm mình mới thấy bản thân chưa có kinh nghiệm nên để tìm được công việc lương cao ổn định là rất khó. Bù lại mình có bạn bè ở bên nên thỉnh thoảng lại rủ nhau đi chơi, tâm sự vì thế một phần áp lực cũng được giải toả. Giờ mà ở nhà, số người mình có thể nói chuyện không có nhiều vì đa số mọi người chọn ở lại thành phố rồi. Nếu được chọn lại chắc mình vẫn quyết định ở đây, dù có khó khăn nhưng cho mình va vấp, từ đó mang lại trải nghiệm và bài học quý giá”.

Ở không được mà về cũng chẳng xong

Dù mới đang trong giai đoạn hoàn thành khóa luận để tốt nghiệp, Như Quỳnh hiện đang là sinh viên năm tư Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã gửi hồ sơ xin việc đến nhiều công ty. Thế nhưng nhiều tháng trôi qua việc chưa tìm được công việc ưng ý khiến nữ sinh cảm thấy tuyệt vọng, mông lung về cuộc sống mình hằng mong ước ở Hà Nội. Giữa lúc tâm trí rối bời, ý định “trở về” lại nhen nhóm trong cô.

“Về quê mình được ở gần bố mẹ, ăn ở cũng tiết kiệm hơn. Công việc ở quê dù không nhiều như ở thành phố nhưng mình cảm thấy nó ít áp lực hơn, ít nhất là mức sống ở đây không quá đắt đỏ như lúc mình học đại học. Nhưng đâu phải cứ về là xong, về quê gần như là mình phải làm lại tất cả mọi thứ từ đầu”, Như Quỳnh chia sẻ.

Ở lại thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm hay về quê lập nghiệp? ảnh 2

Như Quỳnh vẫn còn phân vân không biết nên ở lại hay trở về quê sinh sống. (Ảnh: NVCC)

Được biết, ngay từ năm nhất Như Quỳnh đã thử sức với ngành Marketing và đã có khá nhiều kinh nghiệm với lĩnh vực này. Bởi thế mà khi về quê, cô nàng gần như phải lựa chọn một ngành nghề mới. Thời gian đầu chắc chắn sẽ có khó khăn và thử thách. Tâm lý ngại ngùng, e dè cũng vì thế mà xuất hiện ở các bạn sinh viên khi lựa chọn về quê lập nghiệp.

Theo Như Quỳnh, bản thân sẽ chưa vội quyết định ở lại hay trở về mà dành thời gian để hiểu con người mình hơn. Đầu tiên là xác định mục tiêu và con đường mình đi để lựa chọn môi trường tốt nhất. “Mình nghĩ ở đâu cũng có thử thách, ở thành phố thì áp lực công việc, ở quê thì có phần hụt hẫng với lo sợ sự nghiệp trong tương lai không được phát triển. Cho nên với mình đâu cũng được miễn là bản thân quyết tâm thì dù ở thành phố hay quê thì đều có thể thành công”, nữ sinh nhắn nhủ.

Ý kiến chuyên gia

Là một người có nhiều năm gắn bó với các thế hệ sinh viên, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong, tác giả sách Trường học hay Trường đời, chia sẻ: Ở lại hay về quê hương lập nghiệp luôn là câu hỏi lớn của nhiều bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, về quê hay ở lại, làm bất cứ công việc gì nếu muốn thành công thì đều phải thỏa mãn 3 yếu tố quan trọng: Được làm công việc mình giỏi nhất (sở trường); Công việc mình yêu thích nhất (sở thích); Công việc đem lại cho mình nhiều tiền nhất. Chính mỗi bạn sinh viên phải đưa ra quyết định cho bản thân vì không ai hiểu bạn bằng chính bạn.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Nữ 'học bá' người Việt trúng tuyển học bổng Thạc sĩ trường Đại học hàng đầu Trung Quốc

Nữ 'học bá' người Việt trúng tuyển học bổng Thạc sĩ trường Đại học hàng đầu Trung Quốc

SVVN - Phạm Hoàng Yến (24 tuổi) đang theo học chương trình nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Truyền thông tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ và kiên trì theo đuổi ước mơ du học, cô nàng đã xuất sắc giành được học bổng toàn phần hệ thạc sĩ của Chính phủ Trung Quốc, trúng tuyển trường Đại học top 50 thế giới năm 2024 theo công bố của tổ chức Times Higher Education.
Chàng sinh viên quê Ninh Bình có 5 năm tuổi Đảng tại Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên

Chàng sinh viên quê Ninh Bình có 5 năm tuổi Đảng tại Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên

SVVN - Mai Tiến Anh (sinh năm 1998) quê Ninh Bình, đang là sinh viên năm 3, lớp LTYK53B ngành Y khoa, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên. Theo Tiến Anh, lý do chọn ngành là lúc còn nhớ năm học cấp 1, chỉ đơn giản là khi thấy bạn chảy máu đầu dùng tay che vào vết thương nên mình muốn sau này sẽ trở thành bác sĩ chữa bệnh cứu người.
'Tư duy mở, bản lĩnh, kiên trì và tự tin' giúp nam sinh học song ngành chinh phục đam mê

'Tư duy mở, bản lĩnh, kiên trì và tự tin' giúp nam sinh học song ngành chinh phục đam mê

SVVN - Nguyễn Thanh Hoàng (sinh năm 2003) đang là sinh viên song ngành của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Là một sinh viên thường xuyên tham gia các dự án quốc tế và được đi đến nhiều nơi, Thanh Hoàng cho rằng việc học qua trải nghiệm sẽ là cơ hội để bản thân vừa thực hành vừa kiểm chứng những gì đã được học trên trường, lớp.
Nữ sinh Học viện Hành chính Quốc gia dành tình yêu với âm nhạc truyền thống

Nữ sinh Học viện Hành chính Quốc gia dành tình yêu với âm nhạc truyền thống

SVVN - Được tiếp cận và lắng nghe những làn điệu dân ca, làn điệu Chèo của quê hương Hà Nam từ nhỏ, đã nuôi dưỡng trong Trà My một tình yêu dành cho âm nhạc truyền thống. Sinh ra thuộc thế hệ Gen Z năng động và đầy cá tính, Trà My mong muốn được lan tỏa đến các bạn trẻ niềm yêu thích dòng nhạc dân ca, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Thầy giáo thủ khoa chuyên Hóa đam mê dạy Tiếng Anh: 'Mọi kỳ tích đều có thể xảy ra nếu nỗ lực đến cuối cùng'

Thầy giáo thủ khoa chuyên Hóa đam mê dạy Tiếng Anh: 'Mọi kỳ tích đều có thể xảy ra nếu nỗ lực đến cuối cùng'

SVVN - Lê Trọng Lương, sinh viên năm cuối chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương, là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp tuyệt vời giữa Hóa học và đam mê dạy Tiếng Anh. Chàng trai không chỉ chứng tỏ sự xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mà còn có khát vọng truyền đạt kiến thức và lan tỏa niềm đam mê của mình cho người khác.
Nam sinh Cà Mau là thủ lĩnh trẻ đa tài, Chủ nhiệm CLB Sức sống trẻ HUTECH

Nam sinh Cà Mau là thủ lĩnh trẻ đa tài, Chủ nhiệm CLB Sức sống trẻ HUTECH

SVVN - Nguyễn Quốc Khánh (sinh năm 2002) là sinh viên năm thứ tư ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Chàng trai gốc Cà Mau được biết đến là người sáng lập, Chủ nhiệm CLB Sức sống trẻ HUTECH. Khánh cũng là một trong những gương mặt thủ lĩnh trẻ được trao tặng giải thưởng Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng năm 2023.
Nữ sinh Ngoại ngữ - Tin học: ‘Phá kén để chinh phục ước mơ’

Nữ sinh Ngoại ngữ - Tin học: ‘Phá kén để chinh phục ước mơ’

SVVN - Tự nhận bản thân là một người bình thường đang trên hành trình khiến bản thân trở nên phi thường, Uyển Thư luôn cố gắng nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân. Với ước mơ trở thành một người mẫu chuyên nghiệp, nữ sinh trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM quyết tâm “phá kén” để từng bước đến với hành trình chinh phục ước mơ của bản thân.
 Nữ sinh Báo chí thắp sáng ước mơ nghề dẫn bằng tình yêu và tinh thần cầu thị

Nữ sinh Báo chí thắp sáng ước mơ nghề dẫn bằng tình yêu và tinh thần cầu thị

SVVN - Nguyễn Phương Quỳnh Anh (22 tuổi) đang là sinh viên năm thứ 4, chuyên ngành Báo mạng điện tử CLC K40, Viện Báo chí - Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với sự tự tin phát triển bản thân, Quỳnh Anh được biết đến là MC tại kênh VTC10; Top 6 thí sinh xuất sắc cuộc thi Sparkling do Học viện Ngân hàng tổ chức…