Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những luật lệ riêng để bảo vệ thú cưng

Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những luật lệ riêng để bảo vệ thú cưng
HHT - Nhiều nước trên thế giới có những đạo luật vô cùng sáng tạo và bất ngờ, để bảo vệ thú cưng đấy!

Tại New York, kẻ nào bị bắt gặp định ăn trộm chó, tháo bỏ vòng cổ của chúng, hay trêu chọc chó sẽ bị bắt giữ, phải nộp khoản tiền phạt từ 200 đến 1000 đôla (khoảng 4,5 đến 22 triệu đồng).

Nếu vào mùa Đông, người sống ở bang Philadelphia, nước Mỹ mà bỏ mặc chó mèo ở ngoài giá lạnh, sẽ bị phạt tiền rất nặng. Thêm nữa, vào những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới âm 6 độ C, thì chó cưng phải được nằm trong phòng có lò sưởi đấy nhé. 

Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những luật lệ riêng để bảo vệ thú cưng ảnh 1

Các chú chó ở thành phố Turin, nước Ý đều đi dạo đủ ba lần mỗi ngày, để đảm bảo chúng luôn thấy vui vẻ khi được ngắm nghía bên ngoài và gặp gỡ những con chó khác. Nếu người nào không làm theo, sẽ bị phạt tiền và không được nuôi thú cưng nữa. Còn kẻ nào đánh đập thú cưng còn phải ngồi tù 1 năm.

Nếu bạn sống ở Thụy Sĩ và muốn nuôi chó mèo, bạn sẽ phải theo học một khóa đào tạo, phải trải qua bài kiểm tra sẽ có đạt điều kiện hay không. Khóa học sẽ dạy các cách chăm sóc chó mèo, cách dạy dỗ chúng đi vệ sinh đúng chỗ, cách nhận biết chúng ốm hay khỏe. 

Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những luật lệ riêng để bảo vệ thú cưng ảnh 2

Người Thụy Điển mà có chó mèo trong nhà, sẽ phải thăm hỏi thú cưng ít nhất hai lần mỗi ngày để xem chúng có khỏe không. Hàng ngày, phải đưa chúng ra khu vực công cộng để chơi đùa với những con chó khác. Nếu nhốt chó trong nhà, phải đảm bảo phòng thoáng khí, có cửa sổ nữa đấy.

Luật lệ bang Bắc Carolina, nước Mỹ còn cấm để cho chó mèo đánh nhau cơ. Thế này nhà nào nuôi cả chó lẫn mèo sẽ phải canh chừng chúng kỹ lắm.

Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những luật lệ riêng để bảo vệ thú cưng ảnh 3

Mọi con mèo sống New Zealand đều phải đeo vòng cổ có tới ba chiếc chuông. Để làm gì ư? Đảm bảo chúng đi đến đâu thì chuông kêu leng keng đến đó, lũ chim nghe thấy sẽ kịp bay vù đi ngay. Thậm chí bang Michigan, nước Mỹ còn cẩn thận đến độ không cho ai nuôi cả mèo lẫn chim trong cùng một nhà.

Tại thủ đô Rome của nước Ý, không ai được phép nuôi cá vàng làm cảnh, nên tất cả các bể cá cũng bị cấm không được phép bán.

Chó mèo “dân thường” ở nước Anh bị cấm không được kết thân với chó mèo sống trong gia đình Hoàng gia Anh. Nhưng làm sao tụi nó có thể phân biệt được nhỉ?

Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những luật lệ riêng để bảo vệ thú cưng ảnh 4

Nếu bạn sống ở Úc và đặt tên cho một con vật nào đó, có nghĩa rằng bạn sẽ coi chúng như thú cưng và không bao giờ được phép ăn chúng.

Luật lệ thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc quy định mỗi gia đình chỉ được phép nuôi một con chó, và chó không được cao hơn 35 cm. Vì Bắc Kinh lúc nào cũng đông đúc, nuôi chó to thì khó tránh khỏi trường hợp chúng tấn công người đi đường ấy mà.

Tại Nhật Bản, mèo không được đi trên tàu điện ngầm, xe buýt hay taxi sau 8 giờ tối đâu nhé. Nếu vi phạm là chủ nhân bị phạt đó.

CÁNH CAM - Ảnh tổng hợp từ Internet

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?