Ở nhà tránh dịch phải học online nhưng trường lại không giảm học phí, lý do là gì?

HHT - Nhiều sinh viên đang lên tiếng phản ứng về việc không được sử dụng cơ sở vật chất và dịch vụ của nhà trường nhưng vẫn phải đóng đủ học phí, vậy các trường trả lời ra sao?

Sinh viên nhiều trường mong mỏi trường giảm học phí

Trong giai đoạn dịch, nhiều học sinh, gia đình khó khăn kêu trời! Hàng loạt các Confessions của các trường lên tiếng đề nghị trường hỗ trợ học phí. Một chia sẻ trên trang Confessions của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị: “Mình đồng ý có một số môn thầy cô dạy rất nhiệt tình nhưng cũng có những môn thầy cô mở link cho tụi mình vào học mà giảng chưa được 30 phút, hầu hết là quăng cho một mớ slides rồi kêu tự đọc sách tìm hiểu, chưa kể những đứa ở vùng xa như mình, lúc mạng yếu, nghe tiếng được tiếng không. Thật sự, mình cảm thấy việc đóng tiền học phí tới mấy triệu đồng 1 môn mà không nhận được lượng kiến thức lẫn cơ sở vật chất đáng được nhận ạ. Thế nên mình kính mong nhà trường xem xét giảm tiền học phí cho tụi mình.”

Ở nhà tránh dịch phải học online nhưng trường lại không giảm học phí, lý do là gì? ảnh 1 Nỗi lòng mong giảm học phí của sinh viên trong những ngày phải học online.
Không chỉ dừng lại ở những Confessions đơn lẻ, sinh viên trường RMIT cũng đồng loạt gửi mail và ký vào một “cuộc vận động” online. Kết quả hiện đã thu về được hơn 3.000 chữ ký. 
Ở nhà tránh dịch phải học online nhưng trường lại không giảm học phí, lý do là gì? ảnh 2

Nhiều sinh viên trường RMIT cũng mong được giảm học phí.

Nhà trường phản hồi ra sao trước nguyện vọng của sinh viên?

Trường RMIT đã trả lời rằng trường không hề “tiết kiệm” được khoản tiền nào trong mùa dịch này, vì chi phí phát sinh đã được đầu tư vào hệ thống dạy học online cho sinh viên, cũng như đây là một trường hợp bất khả kháng ngoài ý muốn. 

Ở nhà tránh dịch phải học online nhưng trường lại không giảm học phí, lý do là gì? ảnh 3 Phản hồi từ trường RMIT gửi tới các sinh viên.

Cũng cùng câu trả lời trên, viện ISB trực thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng phản hồi: “Để việc học của sinh viên không bị gián đoạn, mặc dù sinh viên không đến lớp, toàn bộ giáo viên và nhân viên ISB vẫn làm việc với cường độ cao để thiết kế và vận hành chuyển đổi toàn bộ lớp học truyền thống thành hình thức “live virtual classrooms”. Muốn thực hiện được điều này, ngoài việc giảng viên cần thiết kế lại bài giảng cho phù hợp, phần hậu cần từ Viện cũng đã nhanh chóng đầu tư mới trang thiết bị và các ứng dụng phù hợp để hỗ trợ vận hàng các lớp học. Để thực hiện 1 giờ giảng “live online” và sinh viên có thể học được từ xa theo đúng khung giờ thường ngày, không bị xáo trộn, giảng viên và nhân viên của Viện không chỉ đầu tư thời gian và công sức trong suốt thời gian lớp học diễn ra mà còn phải sắp xếp nhiều thời gian và chi phí cộng thêm để vận hành phương thức mới.”

Ở nhà tránh dịch phải học online nhưng trường lại không giảm học phí, lý do là gì? ảnh 4  Câu trả lời của viện ISB trước thắc mắc về mong muốn giảm học phí của sinh viên.

Bạn M.Khánh (trường ĐH quốc tế RMIT) cho hay: “Mình thấy câu trả lời này chưa thỏa đáng vì nhiều nhân viên phục vụ của trường không phải đi làm do campus đóng hoàn toàn, chưa kể rất nhiều chi phí học trực tiếp đã được cắt giảm. Hơn hết, nếu học qua Zoom như một số lớp thì cũng không tốn chi phí gì mới vì xưa giờ trường vẫn học qua slides và cách học vẫn vậy! Tuy nhiên, trường phải bỏ ra nhiều tiền để khử khuẩn, tăng lương cho nhân viên kiểm tra sức khỏe. Không ai muốn có dịch hết, mình không đồng tình nhưng cũng không phản đối việc giảm học phí vì bây giờ nếu giảm học phí, thì bao nhiêu là đúng, là đủ? Vấn đề gì cũng cần có sự cố gắng của cả 2 bên!”.

Bạn K.Linh (trường ĐH quốc tế RMIT) lên tiếng: “Vì trường mình giáo viên đều là giáo viên hợp đồng, nên dĩ nhiên họ vẫn được trả lương mỗi tháng, và tiền lương của họ cũng nằm trong học phí của học sinh, tương tự nhân viên trường cũng vậy. Mình cảm thấy đây vẫn là một vấn đề nan giải chưa có cách giải quyết. Vì nếu nhìn từ hai phía, thì học sinh bức xúc không được truy cập cơ sở vật chất của trường, học online không thoả đáng cho số tiền học phí, nhưng trường cũng có cái khó của trường khi vẫn phải đều đặn mỗi tháng giải quyết tiền lương cho giáo viên và nhân viên!”.

Vẫn có trường giảm học phí khích lệ

Giữa những bàn tán xôn xao về vấn đề học phí, trường Đại học Hoa Sen quyết định giảm 20% học phí cho sinh viên: “Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhằm tạo điều kiện học tập cho sinh viên, trường Đại học Hoa Sen quyết định hỗ trợ giảm 20% học phí cho sinh viên đăng ký môn học học kỳ 1933, năm học 2019 - 2020.”

Ở nhà tránh dịch phải học online nhưng trường lại không giảm học phí, lý do là gì? ảnh 5 Tin vui từ Đại học Hoa Sen gửi tới các sinh viên của trường.
Tiếp nối đó là trường Đại học Văn Lang cũng giảm 20% học phí cho học sinh học online và 10% học phí cho sinh viên năm cuối không học online. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng được nhiều bạn trẻ khắp thành phố “ghen tị” vì giảm 15% học phí và xóa hình thức N* cho những sinh viên chưa hoàn tất đống học phí học kỳ II.
Ở nhà tránh dịch phải học online nhưng trường lại không giảm học phí, lý do là gì? ảnh 6

 Đại học Văn Lang chiếm trọn tình cảm của học sinh khi hỗ trợ học phí.

Ở nhà tránh dịch phải học online nhưng trường lại không giảm học phí, lý do là gì? ảnh 7

Những chính sách kịp thời của Đại học Nguyễn Tất Thành được cộng đồng mạng thả tim.

Mỗi tập thể sinh viên và nhà trường đều có cách đặt vấn đề và giải quyết rất riêng, còn bạn và ngôi trường hiện tại đang theo học thì sao?

MỚI - NÓNG
5 lý do phải đọc cuốn sách truyền cảm hứng Đến New Zealand đón bình minh mới
5 lý do phải đọc cuốn sách truyền cảm hứng Đến New Zealand đón bình minh mới
HHT - Trong thời gian gần đây, New Zealand dần trở thành điểm đến du lịch, du học, định cư hấp dẫn bởi vô vàn yếu tố, từ môi trường sống đến các phúc lợi xã hội và chính sách hỗ trợ. Mời bạn cùng bước lên hành trình khám phá mọi ngóc ngách về giáo dục, cơ hội việc làm và lối sống tại đảo quốc Kiwi này.

Có thể bạn quan tâm

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.