Ở nhiệt độ đông lạnh, SARS-CoV-2 có thể sống trên thịt, cá đến tận 21 ngày

HHT - Dù Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng, chưa có bằng chứng lây nhiễm COVID-19 qua thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm, nhưng một nghiên cứu mới đã thấy rằng, virus corona có thể sống trên thịt cá đông lạnh rất lâu, đến tận 3 tuần.

Các nhà khoa học vừa đưa ra cảnh báo rằng, thực phẩm nhiễm virus corona có thể gây ra những đợt bùng phát mới, bởi con virus này sống rất lâu ở nhiệt độ đông lạnh.

Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách lấy những miếng cá hồi, thịt gà và thịt heo từ các siêu thị ở Singapore, cắt mỏng rồi đưa các mẫu virus vào. Sau đó, thịt cá nhiễm virus được giữ ở nhiệt độ đông lạnh để xem con virus này sống được không.

Điều kiện bảo quản thịt cá nhiễm virus cũng giống như điều kiện vận chuyển thực phẩm giữa các quốc gia, tức là từ 4oC đến -20oC. Đó cũng là nhiệt độ đông lạnh tiêu chuẩn ở hầu hết tủ lạnh, tủ đông dùng trong gia đình.

Sau 21 ngày, virus corona vẫn sống trên các mẫu thịt cá đó.

Ở nhiệt độ đông lạnh, SARS-CoV-2 có thể sống trên thịt, cá đến tận 21 ngày ảnh 1

Những mẫu thịt cá nhiễm virus được bảo quản ở điều kiện đông lạnh. Ảnh: Getty.

Bởi vậy, các nhà khoa học cho rằng, điều này có thể giải thích những vụ bùng phát ở các quốc gia mà đã lâu không có ca nhiễm COVID-19, và cũng có thể sẽ dẫn tới những đợt gia tăng ca nhiễm trong tương lai.

Nghiên cứu này viết: “Chúng ta rất cần lời giải thích cho những đợt tái bùng phát COVID-19 ở những khu vực mà dường như đã khống chế được dịch. Những ca nhiễm mới gần đây ở Việt Nam, New Zealand và một số vùng tại Trung Quốc chẳng hạn - đó là những nơi đã không có ca nhiễm mới trong vài tháng liền”.

Ở nhiệt độ đông lạnh, SARS-CoV-2 có thể sống trên thịt, cá đến tận 21 ngày ảnh 2

Sau 21 ngày, virus corona mới vẫn sống trên các mẫu thịt cá đông lạnh. Ảnh: Getty.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng giải thích: “Mặc dù có thể nói rằng việc lây nhiễm qua thực phẩm có virus không phải là con đường lây nhiễm chính, nhưng vẫn có khả năng là việc vận chuyển những sản phẩm nhiễm virus tới một vùng đang không có ca nhiễm COVID-19 sẽ khởi động một đợt bùng phát - đó là một giả thuyết quan trọng”.

Từ đó, người quản lý, xử lý thực phẩm bị nhiễm virus có tiềm năng trở thành ca nhiễm đầu tiên của một đợt bùng phát mới. Mà thị trường thực phẩm quốc tế thì rất lớn, nên ngay cả một sự việc có tỷ lệ thấp cũng vẫn có thể xảy ra.

Ở nhiệt độ đông lạnh, SARS-CoV-2 có thể sống trên thịt, cá đến tận 21 ngày ảnh 3

Điều quan trọng là những người làm công việc xử lý thực phẩm phải nghỉ làm ngay khi có triệu chứng bệnh. Ảnh minh họa: Bangkok Post.

Giáo sư James Wood, Trưởng khoa Thú y Đại học Cambridge (Anh), nói với tờ The Sunday Telegraph: “Điều rất quan trọng là những người làm việc trong các nhà máy (xử lý thịt cá) không được đi làm khi có triệu chứng hoặc khi tiếp xúc với các ca nhiễm COVID-19”.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.

Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android

Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Ở nhiệt độ đông lạnh, SARS-CoV-2 có thể sống trên thịt, cá đến tận 21 ngày ảnh 4
Theo (Theo Daily Star)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?