'Ở trong nhà nhiều' có thể khiến một nửa dân số thế giới bị cận thị

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Với sự phát triển của các thiết bị điện tử và việc sớm chú trọng vào học tập, các chuyên gia về mắt tin rằng trẻ em ngày nay đang lớn lên trong điều kiện có quá ít ánh sáng ban ngày và dành quá nhiều thời gian để làm mọi việc ở khoảng cách gần.

Ở Mỹ, năm 1971 chỉ có 25% dân số bị cận thị. Đến năm 2004, con số đó lên tới 42%. Và nếu xu hướng hiện nay tiếp tục thì người ta ước tính rằng một nửa dân số thế giới sẽ bị cận thị vào năm 2050.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu cho rằng việc bạn có cần đeo kính hay không là vấn đề di truyền. Có cha hoặc mẹ bị cận thị sẽ làm tăng gấp đôi khả năng bạn bị cận thị và nếu có cả 2 người thì khả năng bị cận thị sẽ tăng gấp 5 lần. Nhưng di truyền của con người không thay đổi nhanh như vậy.

Sự gia tăng đột ngột này là do môi trường. Đặc biệt có hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Thời gian quan sát mọi thứ ở cự li gần và thời gian chúng ta ở trong nhà.

Ở một mắt khỏe mạnh, các cơ phải co bóp thấu kính để tập trung hình ảnh ở cự ly gần vào võng mạc. Vì vậy, một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng nếu mắt bạn lớn lên và phải căng thẳng để nhìn mọi thứ ở gần, chúng sẽ dài ra hơn để giảm bớt sự căng thẳng đó.

Một nguyên nhân phổ biến hơn đó là thời gian ở trong nhà. Tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời sẽ kích thích sản xuất dopamine ở võng mạc. Chất dẫn truyền thần kinh này điều chỉnh sự phát triển của mắt, nếu không có đủ dopamine, mắt sẽ không biết khi nào nên ngừng phát triển mà trong nhà thì rất khó có đủ. Ánh sáng từ mặt trời có thể lên tới 100.000 lux vào một ngày nắng. Trong khi đó trong phòng mức độ ánh sáng nhìn chung chỉ khoảng 200 đến 300 lux.

Với sự phát triển của các thiết bị điện tử và việc sớm chú trọng vào học tập, các chuyên gia về mắt tin rằng trẻ em ngày nay đang lớn lên trong điều kiện có quá ít ánh sáng ban ngày và dành quá nhiều thời gian để làm mọi việc ở khoảng cách gần.

Về lâu dài, hậu quả của việc hình dạng nhãn cầu bị biến dạng đó có thể trở nên nghiêm trọng. Giáo sư Đo thị lực Mark Bullimore của Đại học Houston giải thích: "Bạn biết đấy, bạn được sinh ra với một lượng mô hữu hạn tạo nên các lớp phủ khác nhau của nhãn cầu. Việc kéo dài quá mức chỉ đơn giản là gây thêm áp lực lên các cấu trúc đó. Võng mạc đã bị kéo căng đến mức bắt đầu vỡ ra và sau đó bong ra như một mảnh sơn cũ. Cấu trúc mắt càng kéo dài thì nguy cơ mắc các rối loạn như thoái hóa điểm vàng cận thị càng cao".

Theo VOX
MỚI - NÓNG