Theo yourdictionary.com, brain fart (“brain” là não, “fart” là đánh rắm) được định nghĩa là “a temporary failure to think clearly” (tạm thời không thể suy nghĩ thấu đáo).
Có rất nhiều trường hợp cụ thể được các nhà tâm lý “gom” lại làm nguyên nhân khiến não bị “lag”, và đây là top 4 lý do thường gặp:
-
Đi qua những cánh cửa
Các nhà tâm lý tại ĐH Notre Dame (Mỹ) phát hiện ra việc bước qua những cánh cửa tạo ra một dạng “ngăn cách sự kiện” trong não, chia những luồng suy nghĩ ra làm hai (cánh cửa là vật ngăn đôi một “thước phim” trong não).
“Thói quen” này của “bạn” não xuất phát từ “ý tốt” là giúp chúng ta sắp xếp lại suy nghĩ trong cuộc sống đầy bộn bề lo toan, tuy nhiên khi chúng ta muốn nhớ lại điều gì đó thì thật là bất lực.
-
Những tiếng “beep”
Còn gì kinh khủng hơn tiếng chuông báo thức, nhạc lùi xe của xe tải, và những loại còi thông báo inh ỏi khác? “Beep” là tiếng thông báo phổ biến trong cuộc sống hiện đại nhưng nó cũng là một trong những lý do khiến não “đột nhiên quên”.
Lý do? Não chúng ta quen với âm thanh tự nhiên, tức là âm thanh được tạo ra do một vật tác động vào một vật khác và âm thanh ấy tan rã dần (hãy tưởng tượng khi bạn đánh vào một cái trống, và tiếng của nó ngân vang).
Còn tiếng “beep” hiện đại kia vang lên đột ngột như tiếng một chiếc xe hơi chạy 60 dặm/giờ rồi đột ngột biến mất khiến não không quen, phải cố gắng để “hiểu” nó từ đâu đến và rồi não bị “lag”.
-
Những bức ảnh chụp
Não người thường bị “nhầm lẫn” giữa người thật và ảnh chụp người. Dù ý thức ta biết rất rõ đó chỉ là ảnh thôi, nhưng thật khó để cắt vào bức ảnh của chính mình (khi cắt vào tự mình cảm thấy đau), hoặc khi nhìn bức ảnh người mình ghét thì mình cũng tưởng tượng ra người mình ghét đang ở đó vậy.
-
Cứ tưởng điện thoại đang rung trong túi
Cảm giác xảy ra rất thường xuyên, cứ tưởng ngẫu nhiên nhưng thực ra chính là một hiện tượng tâm lý có từ thời tiền sử. "Phantom vibrations" ("phantom": Bóng ma, “vibration” sự rung, “phantom vibration” tức sự rung giả của điện thoại mà não bạn tưởng tượng ra), chính là bởi vì não bạn đang bị quá tải bởi thông tin xung quanh bạn, nó cố “định nghĩa” những thông tin đó, và dẫn tới việc đưa ra một kết luận sai.
Thời tiền sử, con người liên tục nhầm những gì “cong cong” là rắn khi chưa kịp nhìn kỹ. Ngày nay, hầu hết chúng ta bị chi phối bởi công nghệ, nên thay vì là rắn, não lại hiểu nhầm mọi thứ (từ tiếng loạt soạt của quần áo, tiếng rột rột của bụng đói thành việc điện thoại đang rung.