Ông già Noel ma quỷ và những kiểu đón Giáng sinh lạ nhất

Ông già Noel ma quỷ và những kiểu đón Giáng sinh lạ nhất
HHT - Nhiều nước trên thế giới có cách đón Giáng sinh kỳ lạ như hóa thân thành ma quỷ hay giấu chổi để tránh phù thủy...
Ông già Noel ma quỷ và những kiểu đón Giáng sinh lạ nhất ảnh 1
Ảnh: Inverse.

Giáng sinh là ngày lễ đầy sắc màu và tràn ngập những thứ dễ thương như ông già tuyết, cây thông Noel, tuần lộc trắng, mũ đỏ... Tuy nhiên, đó không phải những gì bạn thường thấy ở Áo, nơi người dân tổ có một lễ hội ma quái dịp Giáng sinh. Họ đeo những chiếc mặt nạ ma quỷ đáng sợ và đi khắp đường phố. Những người này được gọi là Krampus, một loại sinh vật xấu xa, chuyên đi lùng bắt các trẻ em hư.

Ông già Noel ma quỷ và những kiểu đón Giáng sinh lạ nhất ảnh 2
Ảnh: The Daily Beast.

Ở Thụy Điển, dê Yule có thể xem như biểu tượng của Giáng sinh đang tới gần. Con dê này làm từ rơm cùng một số vật liệu dễ cháy, cao khoảng 13 m và lần đầu xuất hiện vào năm 1996 tại quảng trường Gavle's Castle. Nhiều người cố tìm cách đốt cháy nó và đã từng có trường hợp thành công. Số khác tự biến mình thành người bảo vệ của con dê, tạo nên cuộc chiến giữa 2 phe ngay giữa quảng trường.

Ông già Noel ma quỷ và những kiểu đón Giáng sinh lạ nhất ảnh 3
 Ảnh: DZ.

Người Romania đón Giáng sinh bằng phong tục "vũ điệu gấu". Trước nhất, những người đàn ông cần chuẩn bị cho mình chiếc mặt nạ gấy dữ tợn. Sau đó, nhóm những người đeo mặt nạ gấu tới thăm các nhà dân xung quanh và thực hiện nghi lễ diễu hành ở quảng trường trung tâm. Họ cùng đội kèn trống tạo nên một màn trình diễn ngoạn mục để xua tan tà ma và đảm bảo sự ấm no cho vùng đất khi năm mới cận kề.

Ông già Noel ma quỷ và những kiểu đón Giáng sinh lạ nhất ảnh 4
Ảnh: Twitter.

Mari Lwyd là phong tục đón Giáng sinh phổ biến ở miền Nam xứ Wales. Một người trong thị trấn sẽ được chọn để đeo chiếc đầu ngựa, phủ lớp vải trắng quanh thân. Người này sẽ đi cùng một nhóm đến các nhà trong khu và thách đấu họ bằng thơ hoặc ca nhạc. Hai bên giao đấu tới khi một đội chịu thua, không thể đưa ra thêm câu trả lời. Hành động này mang ý nghĩa cầu mùa vụ bội thu trước thềm năm mới.

Ông già Noel ma quỷ và những kiểu đón Giáng sinh lạ nhất ảnh 5
Ảnh: Mercator.

Hàng năm, vào trước 5/12, trẻ em ở Hà Lan đã háo hức chờ những món quà Giáng sinh. Chúng đặt giày bên bếp lửa với hy vọng Sinterklaas, một vị thánh bảo hộ trẻ em, sẽ tới và đem theo những món quà bất ngờ. Theo phong tục xưa, bọn trẻ cần để thêm cà rốt trong giày cho Amerigo, một con ngựa trắng đồng hành của Sinterklaas. Trước đây, những đứa trẻ hư thường phải nhận khoai tây khi thức dậy buổi sáng. Tuy nhiên, hình phạt củ khoai tây đã không còn phổ biến ngày nay.

Ông già Noel ma quỷ và những kiểu đón Giáng sinh lạ nhất ảnh 6
Ảnh: Tripplaner.

Người Na Uy quan niệm đêm Giáng sinh là lúc những linh hồn và phù thủy bay lên trời phá quấy. Họ thường dùng chổi làm phương tiện di chuyển. Do đó, các gia đình phải giấu sạch chổi để phù thủy không thể tìm thấy chúng.

Ông già Noel ma quỷ và những kiểu đón Giáng sinh lạ nhất ảnh 7
Ảnh: Getty.

Cây thông có thể xem như biểu tượng của Giáng sinh. Tuy nhiên, người New Zealand lại không nghĩ vậy. Họ xem pohutukawa, một loại cây có bộ rễ xù xì cùng bông hoa đỏ thắm, mới là biểu tượng chuẩn của ngày Giáng sinh. Nếu tới New Zealand dịp này, bạn có thể thấy hình ảnh cây pohutukawa ở khắp nơi. Các tấm thiệp, đồ trang trí hay cả lời bài hát mừng Giáng sinh đều xuất hiện hình ảnh loại cây này.

Link bài gốc: https://news.zing.vn/ong-gia-noel-ma-quy-va-nhung-kieu-don-giang-sinh-la-nhat-post1026579.html#zingweb_category_category479_651_2

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão Yinxing sẽ ở cấp 13 - 14 khi vào Biển Đông, liệu có cập bờ miền Trung nước ta?

Bão Yinxing sẽ ở cấp 13 - 14 khi vào Biển Đông, liệu có cập bờ miền Trung nước ta?

HHT - Cơn bão Yinxing đang ở cường độ cực đại, ở sát hoặc đã đạt cấp siêu bão theo thang đo của nước ta. Theo các dự báo hiện tại, Yinxing vẫn là bão rất mạnh khi đi vào Biển Đông, có thể trong ngày mai. Liệu cơn bão này có cập bờ ở miền Trung nước ta không, hoặc nó sẽ ở cường độ thế nào khi đến sát bờ biển?