Ốp lưng điện thoại kháng khuẩn đang được nhiều nơi chào bán liệu có giúp ngừa COVID-19?

HHT - Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều hãng sản xuất ốp lưng đã ra mắt thêm dòng ốp lưng phủ lớp kháng khuẩn. Tuy nhiên, lớp kháng khuẩn này có giúp ngừa lây nhiễm bệnh?

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, virus Corona chủng mới có thể tồn tại lên đến 96 giờ trên màn hình điện thoại. Nếu một người khoẻ mạnh bị nhiễm bệnh dù chưa từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân trước, rất có khả năng họ bị lây qua mặt phẳng kính của màn hình smartphone. Phát hiện này cho thấy, ngoài đảm bảo vệ sinh cá nhân thì việc đảm bảo vệ sinh cho các thiết bị cá nhân cũng là điều hết sức cần thiết.

Ốp lưng điện thoại kháng khuẩn đang được nhiều nơi chào bán liệu có giúp ngừa COVID-19? ảnh 1

Một mẫu quảng cáo ốp lưng iPhone kháng khuẩn. (Ảnh: Tech21)

Cũng bắt đầu từ đây, nhiều công ty sản xuất ốp lưng điện thoại như Gear4, Tech21, Speck và OtterBox đã ra mắt thêm dòng ốp lưng phủ lớp kháng khuẩn vào các sản phẩm của mình. Những sản phẩm kiểu này nhanh chóng hút hàng nhưng cũng đặt ra nghi vấn: “Liệu nó có giúp chống lây nhiễm Covid-19 hay không?”

Để giải đáp câu hỏi này, điều đầu tiên mà mọi người cần biết là sự khác nhau giữa vi khuẩn – nấm – virus, và cả hoạt động của chúng, theo nhà nghiên cứu Chris Micklem của Đại học Cambridge (Anh).

Nhà nghiên cứu này cho rằng, có những vật chất có khả năng giảm tuổi thọ của một số virus nhất định trên bề mặt nhưng chưa rõ liệu công nghệ kháng khuẩn này có tác dụng với virus Corona chủng mới hay không.

Ốp lưng điện thoại kháng khuẩn đang được nhiều nơi chào bán liệu có giúp ngừa COVID-19? ảnh 2

Không nhà sản xuất nào dám khẳng định lớp phủ kháng khuẩn trên ốp lưng điện thoại có thể chống virus Corona chủng mới. (Ảnh: Tech21)

Dẫu vậy, một điều quan trọng mà nhà nghiên cứu Micklem muốn mọi người biết đó là: một lớp phủ kháng khuẩn sẽ không “kìm” được virus Corona chủng mới, bởi virus không phải là vi khuẩn mà là loại thực thể hoàn toàn khác.

Một khảo sát với các bác sĩ tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) gần đây cho thấy, không nhà sản xuất nào khẳng định lớp phủ kháng khuẩn trên ốp lưng điện thoại có thể chống virus corona chủng mới. Tuy nhiên, chính các thuật ngữ như kháng virus và kháng khuẩn đã dẫn đến sự mơ hồ cho người tiêu dùng.

Ốp lưng điện thoại kháng khuẩn đang được nhiều nơi chào bán liệu có giúp ngừa COVID-19? ảnh 3

Người tiêu dùng hãy dừng tin vào những quảng cáo ốp lưng điện thoại kháng khuẩn có thể giúp ngăn lây nhiễm Covid-19. (Ảnh: Tech21)

Do đó, người tiêu dùng hãy dừng tin vào những quảng cáo ốp lưng điện thoại kháng khuẩn có thể giúp ngăn lây nhiễm virus corona chủng mới.

Thay vào đó, mọi người nên thường xuyên lau chùi tất cả những đồ dùng cá nhân xung quanh, kể cả điện thoại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang và hạn chế ra tiếp xúc nhiều người thay vì dựa vào lớp phủ kháng khuẩn “mỏng manh” trên ốp lưng điện thoại.

MỚI - NÓNG
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: Hòa khát vọng thanh xuân vào khát vọng chung toàn dân tộc
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: Hòa khát vọng thanh xuân vào khát vọng chung toàn dân tộc
HHT - "Chúng ta nguyện quyết tâm đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức trẻ, hòa khát vọng thanh xuân của mình với khát vọng chung của toàn dân tộc, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh, góp phần chuẩn bị thế và lực để đất nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới...", anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn chia sẻ. 

Có thể bạn quan tâm

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

HHT - Sau đợt nồm ẩm và nhiệt độ tăng, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh, có thể gọi là “rét nàng Bân”. Đợt rét này sẽ khiến tình trạng nồm ẩm tạm kết thúc. Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ có nhiệt độ thay đổi thế nào? Và có phải đợt rét này là “chốt sổ” cái lạnh của mùa Đông - Xuân?
Nhận tin nhắn thông báo đang chuyển tiền từ tài khoản của mình: Có phải lừa đảo?

Nhận tin nhắn thông báo đang chuyển tiền từ tài khoản của mình: Có phải lừa đảo?

HHT - Nhiều người không khỏi giật mình khi nhận được tin nhắn từ ngân hàng mà mình đang có tài khoản, thông báo rằng một khoản tiền cụ thể đang được chuyển đi. Đây có phải là tin nhắn lừa đảo không, có phải ai đó đã truy cập được tài khoản của người nhận tin nhắn và đang tìm cách chuyển khoản đi không?