Phản ứng của các trường ĐH châu Âu trước đợt dịch thứ 2 qua lời kể của du học sinh Việt

HHT - Kỳ học mùa Thu vừa bắt đầu chưa được bao lâu thì đợt sóng bùng dịch lần hai mạnh mẽ đến mức khiến một số nước tại châu Âu như Anh, Pháp, Đức phải phong tỏa biên giới. Phản ứng để thực hiện chống dịch của các trường đại học tại các nước thuộc châu Âu cũng khác nhau không ngờ, theo chia sẻ của chính du học sinh Việt tại đây. 

Ngã ba lựa chọn: Giảng đường online hay đến trường trong mùa dịch?

Tại Anh, các trường Đại học vẫn triển khai học online từ khi làn sóng dịch lần thứ nhất diễn ra cho đến nay. Bạn Anh Tôn  (University College London) chia sẻ: “Từ tháng 3/2020, trường mình chuyển từ học trực tiếp sang học online. Hình thức học online vẫn tiếp tục diễn ra từ đó đến tận bây giờ dù lệnh phong toả có diễn ra hay không”.

Phản ứng của các trường ĐH châu Âu trước đợt dịch thứ 2 qua lời kể của du học sinh Việt ảnh 1 Bạn Anh Tôn (University College London) nói về lộ trình đại học tại Anh trong mùa dịch - Ảnh: NVCC

Còn tại Pháp, bạn Diệu Linh (Pantheon-Sorbonne University) bộc bạch: “Vì chính phủ Pháp vẫn có những chính sách hợp lý nên việc mua sắm những đồ yếu phẩm hàng ngày vẫn diễn ra bình thường. Khi ra ngoài, bạn phải điền tờ khai với mục đích rõ ràng trong chính sách quy định để tránh bị phạt tiền. Những cuộc vui chơi, hay gặp gỡ với bạn bè là không thể”.

Phản ứng của các trường ĐH châu Âu trước đợt dịch thứ 2 qua lời kể của du học sinh Việt ảnh 2 Bạn Diệu Linh (Pantheon-Sorbonne University) chia sẻ tuy Pháp đã áp dụng cách ly xã hội nhưng người dẫn vẫn có thể ra đường để mua sắm nhu yếu phẩm - Ảnh: NVCC

Còn tại nước Đức, bạn Hồng Ngọc kể: “Lệnh phong tỏa hạn chế hoạt động của các cửa hàng và quán ăn nhưng trường học và nhà trẻ vẫn hoạt động bình thường. Trường mà mình đang học vẫn học bình thường. Nhưng tất cả học sinh đều phải đeo khẩu trang trong tiết học. Cảm giác đeo khẩu trang suốt 9 tiết học khiến mình và bạn bè rất khó chịu”.

Phản ứng của các trường ĐH châu Âu trước đợt dịch thứ 2 qua lời kể của du học sinh Việt ảnh 3 Hồng Ngọc (du học sinh Đức) chia sẻ trải nghiệm đeo khẩu trang không thoải mái khi đi học - Ảnh: NVCC 
Tình hình dịch lần hai bớt căng thẳng 

So với đợt bùng dịch trước, du học sinh không còn quá khó khăn để tìm mua nhu yếu phẩm trữ phòng dịch. Bạn Anh Tôn kể: “Gần đây tại Anh, số ca nhiễm đạt hơn 1 triệu người với hơn 20.000 ca nhiễm mỗi ngày. Khác các đợt trước, các cửa hàng đã chuẩn bị hàng hóa, vật phẩm số lượng lớn, tránh trường hợp hết hàng. Đợt bùng dịch này, mình vẫn còn nhiều khẩu trang lẫn nước rửa tay do gia đình gửi và mình đã chủ động dự trữ sẵn trước khi dịch bùng phát đợt hai”.

Phản ứng của các trường ĐH châu Âu trước đợt dịch thứ 2 qua lời kể của du học sinh Việt ảnh 4 Pháp đã có những biện pháp chống dịch quyết liệt hơn để ngăn chặn sự bùng phát đợt 2 một cách hiệu quả - Ảnh: DW

Tại Pháp, người dân có thể chủ động đi xét nghiệm COVID-19 trước khi có lệnh phong tỏa. Bạn Diệu Linh kể: “Hiện nay có rất nhiều điểm xét nghiệm COVID-19 tại Pháp và có kết quả nhanh chóng trong vòng 48 giờ. Việc xét nghiệm là miễn phí với điều kiện kèm theo thẻ bảo hiểm xã hội nên trước khi có lệnh phong tỏa chính thức ngày 30/10. Mình cũng đã đến một cơ sở y tế để làm xét nghiệm, tất cả diễn ra nhanh chóng. May mắn là mình có kết quả âm tính”.

Hoãn "giấc mơ bay" mang tên du học châu Âu: Nên hay không?

Tình hình dịch ở châu Âu diễn biến phức tạp khiến "giấc mơ bay" trời Âu của một số bạn bị lung lay. Bạn Anh Tôn tâm sự: “Nước Anh vẫn là một trong những địa điểm tốt để du vì Anh có nền giáo dục lâu đời hàng đầu trên thế giới. Dù dịch bùng phát nhưng mình biết nhiều bạn sang đây đợt tháng 9 tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, trong trường hợp trường chỉ chấp nhận học online, mình nghĩ các bạn nên dời việc sang Anh năm sau vì chi phí học tập và sinh sống khá đắt đỏ. Học online với chi phí đắt đỏ như thế thì giá trị mang lại sẽ không tương xứng”.

Phản ứng của các trường ĐH châu Âu trước đợt dịch thứ 2 qua lời kể của du học sinh Việt ảnh 5 Hội du học sinh châu Âu đều khuyến khích teen Việt nên chủ động trau dồi ngôn ngữ ngay tại Việt Nam trong thời điểm này thay vì thực hiện kế hoạch du học châu Âu - Ảnh: Politico

Bạn Hồng Ngọc chia sẻ: “Mình nghĩ hiện tại lúc này các bạn nên ở nhà và tự trau dồi tiếng, chờ đến khi hết dịch rồi hãy sang. Đừng vì muốn sang nhanh mà tiếng chưa rành rồi lại dính các đợt bùng dịch mới, lúc đó mọi chuyện sẽ rất tồi tệ.”

Ông bà ta có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Hãy vận dụng thời gian này để xây dựng hình ảnh cá nhân cũng như bồi dường thêm vốn ngữ để sau này chúng ta có đủ tiền đề tốt để đẩy nhanh tốc độ hành trình. Quan trọng hơn hết, nếu giấc mơ du học vẫn tạo động lực cho bạn mỗi ngày thì đừng bao giờ từ bỏ nó, bạn nhé!

Phản ứng của các trường ĐH châu Âu trước đợt dịch thứ 2 qua lời kể của du học sinh Việt ảnh 6
Theo Ảnh: NVCC & Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Tween Tiểu học CLC Tràng An hào hứng tham gia Ngày hội Sách và STEM 2024

Tween Tiểu học CLC Tràng An hào hứng tham gia Ngày hội Sách và STEM 2024

HHT - Trong không khí tưng bừng hướng tới Ngày sách và Bản quyền thế giới lần thứ 29, Ngày sách Việt Nam lần thứ 11 và để các em học sinh có cơ hội trực tiếp tham gia trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, trường Tiểu học CLC Tràng An đã tổ chức Ngày hội Sách và STEM năm 2024 với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo - Tự tin tỏa sáng”.