Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: 'Cần sớm có bản đồ cảnh báo sạt lở chi tiết'

TP - Ngày 2/11, tại cuộc họp ứng phó với bão số 10 và tình hình mưa lũ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, sạt lở đất giống như một “kẻ thù giấu mặt”, rất khó nhận diện, dự báo. Ông cũng yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, sớm hoàn thiện bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét cụ thể, chi tiết hơn.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, trong những đợt thiên tai vừa qua, miền Trung bị sạt lở đất rất phức tạp. Theo ông Thành, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ có địa chất tương tự nước ta như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có những vùng núi cao, sườn dốc…

Ông Thành lấy ví dụ, như ở Nhật Bản, năm 2017 cũng xảy ra sạt lở đất kinh hoàng, nằm ngoài mọi sự tính toán và gây thiệt hại lớn. Ở Hàn Quốc, Đài Loan hằng năm cũng xảy ra những vụ sạt lở tương tự.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo tiếp tục làm bản đồ cảnh báo sạt lở một cách chi tiết, cụ thể hơn. 

Nhật Bản chống bằng 3 phương thức

Theo ông Yasuhiro Tanaka, Chuyên gia của tổ chức Jica (Nhật Bản), cố vấn quản lý rủi ro thiên tai của Tổng cục Phòng chống Thiên tai Việt Nam, hằng năm ở Nhật Bản vẫn xảy ra các vụ sạt lở đất, lũ quét. Nhật Bản cũng có khoảng 70% diện tích có độ cao, địa hình đa dạng, thường xuyên xảy ra sạt lở.

Ông Tanaka cho rằng, cũng như Việt Nam, ở Nhật cũng rất khó nhận biết chỗ nào và khi nào ở đâu xảy ra sạt lở, lũ quét. “Có nhiều yếu tố liên quan đến sạt lở, không chỉ do lượng mưa, cường độ mưa mà còn còn liên quan đến tính chất đất ở khu vực đó”, ông Tanaka nói. 

Vị chuyên gia đến từ Nhật cho biết, ở Nhật có 3 phương thức để ứng phó với sạt lở, lũ quét. Cụ thể, đầu tiên là vấn đề sử dụng đất, tìm hiểu lượng mưa từng vùng qua số liệu quan trắc lịch sử, sau đó chia thành các vùng màu xanh, vàng, đỏ theo nguy cơ từ thấp đến cao. Người dân ở khu vực cảnh báo sẽ biết mình sống ở nơi “màu gì”, nếu màu đỏ là “nguy cơ cao”, phải có kế hoạch sơ tán khi có lũ lụt. 

Ở Nhật có hệ thống thống cảnh báo sớm trong vòng 1 km2. Khi có mưa lũ, dựa vào dữ liệu lịch sử, hệ thống quan trắc, từ phân tích độ bão hòa của đất, tính chất đất…để đưa ra cảnh báo sớm về mức độ cảnh báo di dân ra sao. 

Ngoài ra, ở Nhật Bản còn  xây dựng các công trình ngăn ngừa sạt lở. Dựa vào bản đồ cảnh báo, sẽ xây dựng các công trình này, trong đó nổi tiếng là đập ngăn lũ bùn đá Sabo Dam. “Chúng tôi kết hợp cả ba biện pháp trên để ứng phó với vấn đề sạt lở, lũ quét”, vị chuyên gia Nhật Bản
lưu ý.    

MỚI - NÓNG
Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại
Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại
TPO - Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...