Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định

TPO - Chợ Bể có lịch sử gần 700 năm, mang đậm nét văn hóa của đồng bằng Bắc Bộ. Phiên chợ cuối cùng của năm thường đông đúc gấp 3-4 lần so với ngày thường. Phiên chợ đặc biệt hơn vì nhiều hàng hóa và bởi có thêm sự góp mặt của những người con xa quê, nay trở về có dịp ghé thăm chợ.
Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 1
Chợ Bể ở xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy, Nam Định có lịch sử gần 700 năm, mang đậm nét cổ kính, hoài niệm từ kiến trúc đến văn hóa giao thương đồng bằng Bắc Bộ. Chợ Bể nằm cạnh Quốc lộ 37B, cách Sông Hồng chỉ khoảng 4-5 km, bên kia Sông Hồng là tỉnh Thái Bình.
Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 2
Chợ Bể phiên cuối cùng của năm (ngày 28 Tết) thường đông đúc gấp 3-4 lần so với ngày thường. Người dân quan niệm rằng, dù xa hay gần, dù nghèo hay trẻ, dù bận rộn thế nào cũng cố gắng sắp xếp thời gian để ghé chợ dạo chơi, mua sắm.
Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 3Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 4

Với quy mô lên đến gần 4 mẫu, chợ Bể thu hút hàng trăm gian hàng lớn nhỏ với đủ các mặt hàng từ nông sản, thủy hải sản đến sản phẩm thủ công, phục vụ cơ bản đầy đủ nhu cầu mua, bán trao đổi hàng hóa của người dân địa phương.

Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 5Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 6Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 7Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 8
Chợ Bể họp 6 phiên buổi sáng vào các ngày tư, tám Âm lịch trong tháng. Cụ thể, là ngày mùng bốn, mùng tám, mười bốn, mười tám, hai mươi bốn và hai mươi tám Âm lịch. Mỗi phiên, chợ thu hút hàng nghìn người tham gia mua bán.
Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 9Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 10

Muối xã Bạch Long - vựa muối lớn nhất miền Bắc, mắm làng Sa Châu - nổi tiếng khắp cả nước... đều là "cây nhà lá vườn" của Giao Thủy. Bà Viết Lâm (bán muối, 72 tuổi, Bạch Long) chia sẻ: "Chợ Bể được thành lập từ rất lâu khi người dân khắp nơi đến đây hoang lấn biển, dựng làng lập ấp. Theo mọi người truyền tai nhau, đến nay chợ đã gần 700 năm tuổi".

Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 11

Người đến chợ Bể ngày Tết không chỉ mua sắm mà còn thư giãn, hòa mình vào không khí xuân và tìm lại ký ức ngọt ngào ngày thơ ấu, khi được theo bà, theo mẹ đi chợ.

Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 12

Phiên chợ ngày Tết đặc biệt hơn cả bởi có thêm sự góp mặt của những người con xa quê, Tết đến mới có dịp trở về ghé thăm chợ cổ. “Tôi xa quê vào Pleiku làm ăn đã nhiều năm, mỗi khi về quê ăn Tết, cả gia đình tôi đều tham gia phiên chợ cuối và đầu năm mới. Bước chân vào chợ, những ký ức tuổi thơ ấu ùa về, cảm xúc thật khó diễn tả hết", anh Phạm Văn Toàn (38 tuổi, Giao Nhân) chia sẻ.

Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 13
“Người Việt Nam phải lấy thuốc lào làm quốc tuý/ Còn thú vị nào hơn thú vị yên vân/ Từ vua, quan, đến hạng bình dân/ Ai là chẳng bạn thân với điếu”, những câu thơ được ông Trần Hoà (62 tuổi, Thái Bình) ngân nga khi bán thuốc lào cho khách.
Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 14Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 15Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 16
Không khí hối hả, mua bán sầm uất và tiếng cười nói tạo nên bức tranh sôi động đánh dấu kết thúc năm cũ và chuẩn bị chào đón năm mới.
Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 17Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 18
Chợ Bể được xây dựng thành nhiều dãy quán cổ, nguyên bản chợ được xây dựng bằng gạch đất nung sản xuất thủ công, dùng gạch đỏ để xây cột dạng kiến trúc vòm và lợp mái bằng ngói đỏ. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động, các công trình, dãy nhà mái ngói cổ đã xuống cấp nghiêm trọng.
Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 19
Trao đổi với PV báo Tiền Phong, ông Đặng Xuân Nghị - Chủ tịch UBND xã Giao Nhân - cho biết 6 dãy nhà ngói cổ đã được phá bỏ và xây dựng mới. “Theo năm tháng, nhiều hạng mục chợ Bể đã xuống cấp, những năm qua UBND xã Giao Nhân đã tiến hành tu sửa và nâng cấp chợ Bể. Tuy nhiên, 6 dãy nhà ngói cổ không thể tu sửa được nữa, cách đây vài tháng, địa phương đã nâng cấp, lợp mái tôn để đảm bảo an toàn cũng như thuận lợi cho việc giao thương của bà con”, ông Nghị cho biết.
Phong vị Tết độc đáo tại chợ cổ, gần 700 tuổi ở Nam Định ảnh 20

Phiên chợ Tết sẽ luôn gắn liền trong tiềm thức và ký ức của mỗi người.

Tin liên quan