Phụ huynh và học sinh gặp tai nạn đau lòng khi đi trải nghiệm bắt ngao tại Nam Định

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Khi đang trải nghiệm bắt ngao trong Vườn quốc gia Xuân Thủy, một phụ huynh và học sinh lớp 6 đến từ Hà Nội bị nước cuốn, tử vong.

Tối 22/5, ông Nguyễn Xuân Mạnh, Chủ tịch UBND xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, Nam Định, cho biết sự việc xảy ra cách đây 2 ngày. Theo đó, lúc 12h30 ngày 20/5, đoàn khách khoảng 50 người, gồm phụ huynh và học sinh lớp 6 một trường tư thục ở Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đi tàu ra bãi cát ở cửa sông Trà để trải nghiệm bắt ngao, vạng. Đoàn do lớp tự tổ chức, cử một phụ huynh làm trưởng đoàn.

Tốp xuống bắt ngao khi đó khoảng 20 người. Sau khi bắt đầu chừng nửa tiếng, nước bắt đầu dâng lên, ngập đến đầu gối. Khu vực này là bãi cát non nên cát bị sụt xuống và cuốn học sinh theo dòng nước ra sông.

"Tàu thả áo phao xuống cứu nạn, phụ huynh trưởng đoàn cũng tham gia cứu học sinh. Khi đưa được các cháu lên tàu, ông này kiểm đếm thấy thiếu một học sinh nên quay lại cứu nhưng bị nước cuốn đi", ông Mạnh nói.

Phụ huynh và học sinh gặp tai nạn đau lòng khi đi trải nghiệm bắt ngao tại Nam Định ảnh 1

Hoạt động bắt ngao cùng người dân địa phương tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. (Ảnh: Internet)

Đại diện xã Giao Thiện cho biết thêm nam sinh gặp nạn không có phụ huynh đi cùng, được gửi trưởng đoàn trông nom. Lực lượng biên phòng tỉnh, công an huyện, xã đã dùng xuồng, thuyền câu của ngư dân để tìm kiếm. Ngày 21/5, thi thể nam sinh cùng phụ huynh trưởng đoàn được tìm thấy và bàn giao cho gia đình.

Theo ông Mạnh, trước khi đoàn học sinh Hà Nội tới trải nghiệm, hai đoàn khác vừa từ vị trí đó trở về. Khu vực này là nơi trải nghiệm nổi tiếng, thu hút nhiều đoàn học sinh và du khách đến tham quan vào cuối tuần hoặc những dịp lễ. "Đây là lần đầu tiên ở đây xảy ra tai nạn như vậy", ông Mạnh cho hay.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm ở cửa Ba Lạt, nơi sông Hồng đổ về biển với một bên là huyện Giao Thủy (Nam Định) một bên là huyện Tiền Hải (Thái Bình). Vườn có vùng lõi rộng khoảng 7.000 ha, cả vùng đệm rộng khoảng 14.000 ha, là một hệ sinh thái đất ngập nước vùng cửa sông. Từ năm 1989 Vườn đã tham gia Công ước Ramsar và từ năm 2004 được UNESCO công nhận là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển vùng châu thổ sông Hồng.

Đặc trưng của Vườn là bạt ngàn cây sú vẹt, mênh mông đầm bãi với rất nhiều loài thủy sản. Vườn cũng được biết đến như một “ga chim” khi hàng năm các loài chim di trú trên hành trình tránh rét thường về đây “dưỡng sức”, chuẩn bị cho hành trình tiếp theo. Lâu nay, Vườn không chỉ là địa chỉ tìm đến của các nhà nghiên cứu mà còn là địa chỉ tham quan, trải nghiệm của nhiều du khách, hội, nhóm...

Phụ huynh và học sinh gặp tai nạn đau lòng khi đi trải nghiệm bắt ngao tại Nam Định ảnh 5
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Vì sao gần đây áp thấp nhiệt đới lại gây ngập lụt ở nhiều thành phố lớn?
Vì sao gần đây áp thấp nhiệt đới lại gây ngập lụt ở nhiều thành phố lớn?
HHT - Áp thấp nhiệt đới gần đây trên Biển Đông (được ghi tên là 13W) đã gây mưa lớn ở miền Trung nước ta, dẫn đến ngập lụt. Sau đó, áp thấp này tiếp tục khiến đường phố ở Bangkok (Thái Lan) ngập nước mênh mông. Chưa phải là bão nhưng nhiều áp thấp nhiệt đới gần đây đã gây mưa nhiều và kéo dài hơn.

Có thể bạn quan tâm

Video người dân Bangkok xếp hàng dài chờ taxi khi mưa to: Hơn cả mua iPhone 15

Video người dân Bangkok xếp hàng dài chờ taxi khi mưa to: Hơn cả mua iPhone 15

HHT - Mỗi khi trời mưa to, người dân Hà Nội rất khó gọi taxi, hoặc có gọi được cũng phải chờ khá lâu. Nhưng thực tế, như vậy vẫn chưa là gì nếu nhìn vào những người xếp hàng dài dằng dặc ở Bangkok khi mưa to ngập lụt đường phố. Ngay cả khi biết là có nhiều người chờ taxi thì khi xem video, dân mạng vẫn không khỏi ngạc nhiên.
Tranh cãi "văn hóa săn Tây": Phương pháp học ngoại ngữ gây phiền hà cho khách du lịch?

Tranh cãi "văn hóa săn Tây": Phương pháp học ngoại ngữ gây phiền hà cho khách du lịch?

HHT - Một bài viết được đăng tải với nội dung kêu gọi teen ngưng việc “săn Tây” - tiếp cận khách du lịch phương Tây nhằm trau dồi ngoại ngữ - đã mở ra một cuộc tranh luận sôi nổi. Nhiều teen cho rằng, "phương pháp học ngoại ngữ" này không có gì sai, vấn đề chỉ nằm ở cách bắt chuyện sao cho lịch sự và tinh tế.