Project Du học: Refusal Letter – Từ chối sao cho đẹp lòng nhau?

Project Du học: Refusal Letter – Từ chối sao cho đẹp lòng nhau?
HHT - Việc “rải” đơn vào các trường ĐH hẳn nhiên sẽ làm tăng tỉ lệ “đáp cánh” an toàn, thế nhưng lại kéo theo vấn đề mới khi có nhiều hơn một trường nhận bạn. Làm sao để viết một lá thư từ chối duyên dáng cho các trường còn lại?

Câu trả lời đôi khi không phải “Yes, I do”

Số lượng đơn bạn rải càng nhiều đồng nghĩa với việc khả năng cao bạn phải chuẩn bị tinh thần cho việc có hơn một trường nhận bạn, và việc bạn phải “xắn tay” vào viết refusal letter (thư từ chối) là không thể tránh khỏi. Vậy nên việc xếp rõ ràng thứ tự ưu tiên của các trường là cực kì quan trọng. Khi apply đại học hẳn ai cũng từng nghe “sương sương” qua tuyệt chiêu chia các trường thành ba vùng chính: Vùng an toàn (điểm chuẩn hóa của bạn cao hơn mức trung bình của trường), vùng vừa sức (các mức điểm của bạn nằm trong vùng trung bình của trường) và top những trường trong mơ (mức điểm chuẩn hóa của bạn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của trường).

Project Du học: Refusal Letter – Từ chối sao cho đẹp lòng nhau? ảnh 1

Việc sắp xếp này sẽ khiến bạn hình dung rõ hơn về mức độ yêu thích và phù hợp của mình đối với từng trường, và nếu những trường nhận bạn nằm ở hai vùng khác nhau, chuyện đưa ra quyết định cũng sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều.

Đặc biệt mỗi khi nhận một acceptance letter (thư nhận học) từ bất kì trường nào, hãy ghi chép lại thật kĩ lưỡng deadline của từng trường để có thể hình dung được cụ thể thời gian bạn có để suy nghĩ, chờ đợi và đưa ra quyết định là bao nhiêu. Đừng quá hấp tấp gửi ngay thư đồng ý đến một trường khi bạn vẫn còn đang lưỡng lự và muốn chờ thêm trường khác, bởi vì việc gửi thư từ chối đến một trường bạn đã chấp nhận sẽ còn khiến sự việc... khó xử hơn rất nhiều!

Thế nhưng cũng cần lưu ý rằng, khi đã quyết định được ngôi trường mình sẽ “đáp cánh” trong những năm sắp tới, hãy tiến hành viết thư từ chối cho những trường còn lại càng nhanh càng tốt. Vì tương tự như cách bạn đợi kết quả từ trường, các ngôi trường cũng rất “mòn mỏi” hồi âm từ sinh viên và biết chắc rằng Yes, I do không phải lúc nào cũng là câu trả lời. Quan trọng là đừng vì ngại ngần không biết phải từ chối như thế nào mà không trả lời trường, chỉ cần một lá thư thôi nhưng có thể quyết định rất nhiều về cách trường nhìn nhận về bạn đấy!

Project Du học: Refusal Letter – Từ chối sao cho đẹp lòng nhau? ảnh 2

Từ chối sao cho thần thái?

Những bức thư từ chối có thể có nhiều kiểu, nhiều cấu trúc, dựa vào lời văn của bạn. Thế nhưng có những điều cơ bản mà một lá thư từ chối “đạt chuẩn” nào cũng nên nhắc đến.

Nhắc lại về lí do vì sao bạn quyết định nộp đơn

Trong bộ hồ sơ dù là gửi đến bất kì trường nào, tụi mình cũng đã dùng hết “vốn liếng” để thể hiện với trường rằng mình yêu thích và phù hợp với trường lắm. Vì vậy nên nếu chỉ đơn thuần từ chối sẽ khiến nhà trường đặt dấu “chấm hỏi” sự tâm huyết trước đó trong hồ sơ của bạn. Hãy nhắc lại lí do, một điểm mà bạn yêu thích của trường, và khẳng định rằng sự quan tâm của bạn dành cho trường là thật.

Lời cảm ơn đến trường

Cũng như cách mở bài gián tiếp, “vùng cấm” là tuyệt đối không gửi một lá thư chỉ vỏn vẹn dòng chữ “Tôi không đồng ý lời mời nhập học từ trường” và nhấn gửi. Để đưa ra quyết định mời bạn vào học, nhà trường cũng đã phải bỏ công sức xem qua một số lượng lớn hồ sơ, chắt lọc và bàn cãi với nhau, vậy nên một lời cảm ơn cho công sức của họ cũng rất là hợp lí đúng không cả nhà!

Project Du học: Refusal Letter – Từ chối sao cho đẹp lòng nhau? ảnh 3

Vì sao không chọn nhau?

Lí do vì sao bạn từ chối trường là phần không bắt buộc, bạn không có nghĩa vụ phải nói cho trường vì sao bạn từ chối hay phải nói tên trường bạn đã chấp nhận nhập học. Đôi khi các trường chỉ sẽ lướt qua các email để thống kê số lượng học sinh đồng ý/ từ chối lời mời nhập học nên việc viết một lá thư quá dài và dùng nhiều câu rỗng lặp lại một ý là không cần thiết. Thế nhưng việc chau chuốt cho lá đơn từ chối của bạn đôi khi sẽ giúp bạn về lâu dài đấy! 

Micheal George (Tiến sĩ tại University of California, Berkeley) chia sẻ trên Quora rằng: “Tôi thường viết lá thư từ chối rất dài và cố gắng tử tế hết mức có thể. Trong đa số trường hợp thì sẽ không ai đọc hết đâu, nhưng đôi khi họ sẽ đọc và tôi nghĩ rằng sẽ thật tốt nếu có thể làm người chấm đơn cảm thấy dễ chịu khi đọc thư từ chối của mình. Vả lại mạng lưới học thuật hoàn toàn không rộng lắm đâu, việc bạn gửi một lá thư tử tế có thể giúp bạn 5, 10 năm sau này, khi vô tình gặp lại người chấm đơn của mình! Điều tốt nhất bạn có thể làm chính là thành thật về lí do bạn chọn trường khác, đồng thời cũng quan tâm đến lợi ích của họ như câu nói “Để tiện lợi nhất cho trường, em đã cố gắng thông báo cho trường nhanh nhất có thể về quyết định của mình” chẳng hạn!”

Hãy để một cánh cửa mở

Đừng kết thúc thư bằng một lời chào và không hẹn gặp lại. Có rất nhiều trường đại học có chương trình thạc sĩ, tiến sĩ, hay thậm chí là những khóa trao đổi ngắn hạn tại trường. Bởi vậy nên hãy luôn tự hé cho mình một cách cửa với trường, rằng bạn rất mong rằng trong tương lai sẽ có cơ hội trải nghiệm và trở thành một phần của trường!

Project Du học: Refusal Letter – Từ chối sao cho đẹp lòng nhau? ảnh 4

Những điểm “gạch chân” cho bức thư không tì vết

Biết được những điểm nhỏ này có thể sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho bạn!

Hãy gửi thư từ chối cho trường sớm nhất có thể. Đừng khiến trường phải chờ đợi quá lâu, bởi vì các bạn trong waitlist (danh sách chờ) cũng đang hi vọng vào sự từ chối của bạn đấy!

Đừng so sánh các trường với nhau. Dẫu biết rằng có những lí do hợp lí để bạn chọn trường khác, nhưng không nhất thiết phải nói ra trong thư rằng vì trường này không bằng trường kia đâu bạn nha.

Nếu là vì tài chính, hãy chia sẻ. Nếu lí do bạn từ chối trường đơn thuần là vì mức tài chính không phù hợp, hãy chia sẻ lí do này với trường. Làm đơn xin xem xét tài chính trước khi đưa ra quyết định cuối cùng với lá thư từ chối.

Một lá thư từ chối sẽ ổn cả thôi nếu bạn thật sự trân trọng công sức của cả mình và trường, từ chối không nhất thiết phải “cự tuyệt”, chỉ là hiện tại bạn và trường chưa phải là một mảnh ghép phù hợp với nhau thôi! Hãy nhớ rằng, chọn trường đại học luôn là mối quan hệ hai chiều, và bạn luôn có quyền để chọn điểm “hạ cánh” ưng ý bản thân nhất!

Theo Tuần san Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Nhiều trường thay đổi kế hoạch vui Trung Thu để ủng hộ đồng bào vùng lũ
Hà Nội: Nhiều trường thay đổi kế hoạch vui Trung Thu để ủng hộ đồng bào vùng lũ
HHT - Tổ chức chương trình vui Trung Thu là hoạt động thường niên của nhiều trường học. Tuy nhiên, trong bối cảnh miền Bắc đang chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, hàng loạt trường học tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã thông báo dừng hoạt động vui Trung Thu hoặc thay đổi hình thức tổ chức nhằm gây quỹ ủng hộ cho đồng bào gặp khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Những câu chuyện nhói lòng giữa đợt lũ miền Bắc: Lớp mầm non chỉ còn nửa sĩ số

Những câu chuyện nhói lòng giữa đợt lũ miền Bắc: Lớp mầm non chỉ còn nửa sĩ số

HHT - Đợt mưa lũ lịch sử ở miền Bắc đã và đang gây ra thiệt hại to lớn về người và của. Lũ quét, sạt lở cướp đi sinh mạng của biết bao gia đình. Mỗi ngày, đồng bào cả nước đều hướng về miền Bắc, mong những câu chuyện đau lòng bớt đi, số người mất tích được tìm thấy còn khỏe mạnh nhiều lên.
Các nghệ sĩ tích cực chuẩn bị nhu yếu phẩm, lên đường cứu trợ đồng bào miền Bắc

Các nghệ sĩ tích cực chuẩn bị nhu yếu phẩm, lên đường cứu trợ đồng bào miền Bắc

HHT - Bão số 3 đi qua, để lại hậu quả hết sức nặng nề cho bà con các tỉnh, thành miền Bắc. Trước nỗi khó khăn, mất mát của người dân, nhiều nghệ sĩ không chỉ ủng hộ qua số tài khoản do Ban Cứu trợ Trung ương kêu gọi, mà còn bắt đầu tổ chức những chuyến từ thiện, cứu trợ lương thực, thuốc men gửi đến các địa phương bị ngập lụt.