Quả cầu hồng rực kỳ dị trên bầu trời khiến nhiều người tưởng là đĩa bay, hóa ra là gì vậy?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một khoảng hình cầu màu hồng rực, có đuôi, bỗng xuất hiện trên bầu trời. Rất nhiều người đã nhìn thấy nó và hoảng sợ cho rằng đó là đĩa bay. Tuy nhiên, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã lên tiếng giải thích.

Một thứ gì đó hình cầu, rất lớn, màu hồng rực và có đuôi, đã lơ lửng suốt 45 phút trên bầu trời ở bang New Jersey (Mỹ) vào sáng hôm qua (giờ Việt Nam). Những hình ảnh về “màu hồng bí ẩn” này nhanh chóng được đăng khắp các mạng xã hội, với nhiều người tin rằng đó là dấu hiệu cho sự xuất hiện của người ngoài Trái Đất.

Quả cầu hồng rực kỳ dị trên bầu trời khiến nhiều người tưởng là đĩa bay, hóa ra là gì vậy? ảnh 1

Thứ gì đó rất lớn và màu hồng rực đã xuất hiện trên bầu trời, khiến nhiều người ở Mỹ lo ngại. Ảnh: Chris Bakley.

Thậm chí, cả người nổi tiếng như cầu thủ bóng bầu dục Baker Mayfield, 25 tuổi, cũng viết trên mạng xã hội rằng, anh chắc chắn “gần như 100%” mình đã “nhìn thấy UFO bay thẳng từ trên trời xuống", khiến càng thêm nhiều người lo lắng.

Hoặc nếu không phải là UFO, thì đó hẳn là dấu hiệu của một tai họa - nhiều người viết trên mạng như vậy. Do sự lo sợ đã lan đi nhanh chóng trên mạng, nên NASA đã phải lên tiếng trấn an rằng “quả cầu màu hồng” đó không có hại gì cả.

Quả cầu hồng rực kỳ dị trên bầu trời khiến nhiều người tưởng là đĩa bay, hóa ra là gì vậy? ảnh 2

Nhiều người cho rằng đây là sự xuất hiện của người ngoài Trái Đất. Ảnh: Beth Midgett.

NASA giải thích, trước đó, họ đã phóng một tên lửa ở bang Virginia. Trong thông báo của NASA có viết: “Việc phóng tên lửa này là để nghiên cứu về quá trình i-on hóa trong khoảng không bên ngoài bầu khí quyển của Trái Đất. Sau khi bay lên độ cao vài trăm dặm, và cách bờ biển khoảng 500 dặm, tên lửa có xả ra một lượng hơi ẩm nhỏ vào khoảng gần như chân không của vũ trụ”.

Quả cầu hồng rực kỳ dị trên bầu trời khiến nhiều người tưởng là đĩa bay, hóa ra là gì vậy? ảnh 3

Nhưng theo NASA thì khoảng màu hồng này không có hại gì cả. Ảnh: Dave Dietz.

Chính hơi ẩm này đã tạo ra một vệt ngưng tụ trên bầu trời. Lúc đó, ánh Mặt Trời chiếu vào làn hơi ẩm, tạo ra hiệu ứng màu hồng rực. Tiếp theo, gió bắt đầu thổi vào hơi ẩm, khiến cái vệt ngưng tụ dài ra như cái đuôi. Thế là trông nó nửa giống như đám mây, nửa giống như một sản phẩm lạ lùng từ hành tinh xa xôi nào đó.

NASA cũng khẳng định rằng, lượng hơi ẩm màu hồng nói trên, mặc dù trông kỳ quái, nhưng “không tạo ra mối đe dọa nào đối với sức khỏe con người hoặc môi trường Trái Đất”.

Quả cầu hồng rực kỳ dị trên bầu trời khiến nhiều người tưởng là đĩa bay, hóa ra là gì vậy? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?