Quái vật Momo trên YouTube đã khiến trẻ em hoảng loạn, tự làm mình bị thương như thế nào?

HHT - Ám ảnh tinh thần, xúi giục tự sát, thử thách MoMo liên tiếp bị cáo buộc khiến trẻ em hoảng loạn, học cách tự làm hại bản thân.
Thử thách... tự sát
Tối 25/11, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết trên địa bàn ấp Trà Cổ, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom đã xảy ra sự việc bé trai V.P.L. (8 tuổi) tử vong nghi do học theo "Thử thách Momo". Theo đó, khoảng 20h30 ngày 21/11, L. ngồi xem tivi tại phòng khách cùng mẹ, anh trai và em trai của mình, sau đó vào nhà vệ sinh. Đến khoảng 21h cùng ngày, không thấy em L. ra khỏi nhà vệ sinh nên mẹ em nói anh trai của L. gọi nhưng không thấy trả lời. Khi người nhà phá cửa nhà vệ sinh thì thấy L. treo lơ lửng ở sát tường. Gia đình đưa L. đi cấp cứu nhưng L. đã tử vong trước đó.
Thông tin từ phía gia đình cho biết, L. là một em bé rất hiếu động. Trong lúc chơi đùa hàng ngày, L. từng móc quần áo đang mặc trên người treo lủng lẳng vào cành cây. Nghi vấn ban đầu của cơ quan chức năng cho thấy bé L. tử vong với tình trạng như trên có thể do học theo "Thử thách Momo" trên mạng xã hội.
Quái vật Momo trên YouTube đã khiến trẻ em hoảng loạn, tự làm mình bị thương như thế nào? ảnh 1 Hiện trường nơi xảy ra vụ việc đau lòng. Ảnh: Congandongnai.gov.vn
Đáng nói khi đây không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ việc trẻ em tự sát nghi do học theo thử thách Momo. Mới chỉ cách đây 1 tháng, một bé gái 5 tuổi ở TP HCM cũng đã mất mạng sau khi xem và làm theo video dạy cách "thắt cổ nhưng vẫn thở được" trên YouTube.
Trước đó, tháng 11/2019, một em bé 7 tuổi tại TP HCM học theo trò thắt cổ mà suýt tử vong, một trường hợp khác đứt mạch máu vì dùng tay đập vỡ cửa kính giống như các clip trên mạng. 
Không chỉ tại Việt Nam, hàng loạt vụ việc đau lòng tương tự đã xảy ra trên thế giới, như việc một cô bé 12 tuổi ở Argentina bị nghi tìm đến cái chết sau khi nhắn tin trên ứng dụng Whatsapp với tài khoản có tên Momo. Cô bé được tìm thấy đã qua đời ở tư thế treo cổ trên cây ở sau nhà. Khi đó, điện thoại đang quay một đoạn video, cảnh sát cho rằng cô bé đang ghi lại hình ảnh để đăng lên MXH, xác nhận thực hiện thử thách của trò chơi tự sát.
Ai cũng có thể là nạn nhân tiếp theo?
Thử thách Momo được phát tán và lan truyền rên MXH toàn cầu từ giữa năm 2018, với hình ảnh đáng sợ của một người phụ nữ đầu người thân gà, mái tóc đen dài, mắt lồi và làn da nhợt nhạt. Người dùng khi kết nối với Momo sẽ nhận được nhiều hình ảnh bạo lực và thử thách buộc họ phải thực hiện những hành động tự gây hại cho bản thân. Đối tượng mà thử thách Momo nhắm đến là giới trẻ, đặc biệt là trẻ em hoặc những người có vấn đề tâm lí, tâm thần. Những hình ảnh kinh dị và hướng dẫn bạo lực của thử thách Momo sẽ ẩn hiện trong các trò chơi trực tuyến, video hoạt hình độc hại, khiến trẻ bị ám ảnh và bắt đầu có những hành vi tự hại bản thân. 
Quái vật Momo trên YouTube đã khiến trẻ em hoảng loạn, tự làm mình bị thương như thế nào? ảnh 2 Quái vật Momo gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng với những thử thách tự sát, dạy cách làm hại bản thân. Ảnh: Tienphong
Theo một báo cáo chưa đầy đủ, Thử thách Momo chính là hậu bối của trào lưu "Cá voi xanh". Nhóm những kẻ xấu xa đứng sau Momo cũng được cho là có liên quan mật thiết tới kẻ cầm đầu trào lưu chết chóc “Cá voi xanh”, từng gây nên cuộc tử tự hàng loạt của hơn 130 thiếu niên tại Nga năm 2018. Loạt nhiệm vụ khủng khiếp mà Cá voi xanh đặt ra cho người chơi bao gồm tự làm hại bản thân, thức dậy vào những khung giờ bất thường, xem phim kinh dị, vẽ hình cá voi xanh (bằng bút bi) lên cơ thể... Mức độ các thử thách mang tính cực đoan tăng dần, đỉnh điểm là thử thách cuối cùng vào ngày thứ 50 trước khi trở thành người chiến thắng: Tự sát.
Kể cả khi không dẫn đến cái chết thì những thử thách kinh dị như Momo, Cá voi xanh... đều làm cho nạn nhân chịu sức ép lớn về mặt tinh thần. Nhất là khi các ứng dụng mạng xã hội giờ đây rất dễ tiếp cận và sử dụng, bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể tải các ứng dụng và tham gia trò chơi mà không lường trước được nguy hiểm, bố mẹ vì chủ quan, không theo sát nên cũng không biết được con trẻ đang tiếp cận với những nội dung độc hại. Thói quen để cho con nhỏ tự chơi với điện thoại khi bận rộn đã khiến không ít bố mẹ phải tá hỏa, hối hận vì gây ra hậu quả khôn lường. 
Dĩ nhiên, muốn xóa bỏ hết những nội dung độc hại trên mạng là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm và hành động thực tế của tất cả các bên liên quan bao gồm cơ quan quản lý, gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và truyền thông... Tuy nhiên, trước hết bản thân các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu biện pháp tự bảo vệ con em mình. Việc giám sát hoạt động trực tuyến, kiểm tra các nội dung tìm kiếm của trẻ trên YouTube là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho con trẻ trên môi trường mạng. 
"Tiếng chuông cảnh báo sự thức tình đến các bậc phụ huynh khi cho con trẻ mình tha hồ sử dụng điện thoại một cách vô tư không có sự kiểm soát chặt chẽ và nghiêm khắc của người lớn. Trẻ con thường có tính hay tò mò, bắt chước làm theo mà trong tư duy các con không thể hình dung được điều đó có nên hay không nên, tốt hay không tốt. Trên mạng có rất nhiều ứng dụng có lợi và những ứng dụng tiêu cực, ngoài ra cũng có một số ứng dụng không phù hợp với lứa tuổi con nít nên các bậc cha mẹ, người lớn trong gia đình nhớ quan sát và lưu ý điều này" - Tài khoản Steven Luu bình luận. 
Quái vật Momo trên YouTube đã khiến trẻ em hoảng loạn, tự làm mình bị thương như thế nào? ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tổ chức đề cử, giới thiệu các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Tổ chức đề cử, giới thiệu các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 - 31/12/2024.