Quan chức y tế Trung Quốc tiêm ba liều với ba loại vắc xin COVID-19 khác nhau

0:00 / 0:00
0:00
Ông Gao Fu. Ảnh: SCMP
Ông Gao Fu. Ảnh: SCMP
TPO - Quan chức y tế hàng đầu Trung Quốc cho biết ông đã tiêm ba mũi vắc xin ngừa COVID-19 với ba loại khác nhau.

Gao Fu - người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc mới đây cho biết ông đã tiêm ba liều vắc xin COVID-19 với ba loại vắc xin khác nhau. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về các loại vắc xin mà ông Gao tiêm, cũng như lí do vì sao ông tiêm mũi thứ ba không được tiết lộ.

“Tôi là một trong những người đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 nội địa. Tôi tiêm hồi tháng Năm năm ngoái”, ông Gao nói. “Đến thời điểm hiện tại, tôi đã tiêm ba mũi với ba loại vắc xin khác nhau về công nghệ, từ ba nhà sản xuất khác nhau. Và tôi không hề cảm thấy khó chịu.”

Ông Gao là chuyên gia y tế công cộng đầu tiên ở Trung Quốc kêu gọi tìm hiểu việc pha trộn các loại vắc xin để cải thiện tỷ lệ kháng bệnh.

Các nhà sản xuất vắc xin ở Trung Quốc cho biết họ đang nghiên cứu các phiên bản cập nhật của vắc xin để đối phó với các biến thể COVID-19 có khả năng lây lan cao hơn như Delta.

Tháng trước, Chủ tịch Sinovac Biotech - Yin Weidong thông báo các thử nghiệm giai đoạn đầu cho thấy kháng thể được tạo ra bởi vắc xin Sinovac “tăng gấp 10 đến 20 lần” khi liều thứ ba được tiêm sau liều thứ hai từ ba đến sáu tháng.

Hồi tháng Ba, các giám đốc điều hành của Sinopharm cho biết tập đoàn đã phát triển một loại mũi tiêm bổ sung mới, nhưng cần nghiên cứu sâu hơn.

Ở một số nơi như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia, những người hoàn thành hai mũi tiêm của Sinopharm và Sinovac đã được tiêm nhắc lại mũi thứ ba.

Anh mới đây đã công bố kế hoạch tiêm mũi thứ ba cho các nhóm dễ bị tổn thương trước mùa đông. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hiện chưa có đủ thông tin cho thấy tính cấp thiết của việc tiêm nhắc lại liều thứ ba.

Theo SCMP
MỚI - NÓNG
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.