Quan điểm sống: Đã là năm 2016 rồi, xin đừng hỏi những câu thế này nữa!

Quan điểm sống: Đã là năm 2016 rồi, xin đừng hỏi những câu thế này nữa!
HHT - Hashtag "#Thisis2016" được tạo ra để thu thập tất cả những câu chuyện về phân biệt đối xử mà người Mỹ gốc châu Á đang phải gánh chịu trên đất Mỹ.

Chỉ sau một tháng khởi xướng, hastag #Thisis2016 đã thu thập được hơn một triệu câu chuyện từ twitter và Facebook.

#Thisis2016 từ đâu mà có?

Quan điểm sống: Đã là năm 2016 rồi, xin đừng hỏi những câu thế này nữa! ảnh 1

Vào ngày 10/10/2016, biên tập viên của báo The New York Time Michael Luo đang đi dạo cùng gia đình của mình trên khu Upper East Side của Manhattan, New York (Mỹ) thì một người phụ nữ hét vào mặt anh ta và nói: “Go back to China, go back to your f--king country” (tạm dịch: Hãy quay về Trung Quốc, quay về đất nước ghê tởm của bạn). Anh ta liền rượt theo người phụ nữ ấy và nói lại: “I was born in this country” (tạm dịch: Tôi được sinh ra ở đây - nước Mỹ). Sau đó, cô con gái 7 tuổi của anh ta liên tục thắc mắc rằng tại sao người phụ nữ đó lại nói họ phải “trở về” (come back) Trung Quốc mà không phải là “đi đến” (go to) Trung Quốc.

Cô con gái bé bỏng của anh không nhận ra rằng, những người Mỹ gốc Á trên đất Mỹ này, hằng ngày hằng giờ, họ phải nhận những sự phân biệt đối xử như vậy. Thế nhưng, sự phân biệt đối xử mà những người Mỹ gốc Á đang phải gánh chịu lại không hề được quan tâm nhiều như những nhóm người khác.

Thế nên, Lou đã viết một bức thư cho người phụ nữ ấy và đăng trên trang nhất của báo The New York Time và đồng thời kêu gọi cộng đồng twitter hãy chia sẻ câu chuyện phân biệt đối xử của mình với hastag #Thisis2016 và anh sẽ thu thập hết những chia sẻ đó làm tài liệu. Ngay lập tức, hàng nghìn lượt chia sẻ trên twitter và hàng nghìn câu chuyện được tố cáo.

#Thisis2016 và thế giới, hãy tỉnh táo đi!

Cho đến bây giờ, sức nóng của hastag vẫn chưa hề thuyên giảm và hastag đã lan truyền qua Facebook và các mạng xã hội khác. Hội học sinh châu Á tại trường Bowdoin đã hưởng ứng chiến dịch bằng cách chụp lại những chia sẻ trong cộng đồng học sinh của họ, và không chỉ dừng lại ở châu Á.

Quan điểm sống: Đã là năm 2016 rồi, xin đừng hỏi những câu thế này nữa! ảnh 2

“Tôi học giỏi Toán không phài vì tôi là người châu Á mà là vì TÔI GIỎI TOÁN”

Một trong những định kiến mà học sinh châu Á rất thường xuyên phải đối mặt trong quãng thời gian du học. Đôi khi, họ không công nhận tài năng của bạn chỉ vì bạn... SINH RA đã là giỏi Toán (?!). 

Quan điểm sống: Đã là năm 2016 rồi, xin đừng hỏi những câu thế này nữa! ảnh 3

“Tại sao mũi của người châu Á nhìn như bị ba mẹ họ đập chảo vào mặt thế?”

Quan điểm sống: Đã là năm 2016 rồi, xin đừng hỏi những câu thế này nữa! ảnh 4

 “Bạn đậu vào trường Bowdoin vì bạn là người châu Á”

Quan điểm sống: Đã là năm 2016 rồi, xin đừng hỏi những câu thế này nữa! ảnh 5

 “Bạn có định đánh bom (khủng bố) vài lần không?”

Quan điểm sống: Đã là năm 2016 rồi, xin đừng hỏi những câu thế này nữa! ảnh 6

“Tôi nghĩ bạn rất đẹp… để là một người châu Á” 

Quan điểm sống: Đã là năm 2016 rồi, xin đừng hỏi những câu thế này nữa! ảnh 7

ASIA là một CHÂU LỤC lớn nhất và đông dân nhất thế giới, ASIA không phải là một NGÔN NGỮ.

Nhưng, hastag #Thisis2016 sẽ đi đến đâu?

Hastag đã góp một phần lớp vào việc tạo cơ hội cho sự thật được lên tiếng, nhưng liệu, chúng ta có nhìn nhận công dụng của hastag đúng đắn? Liệu hastag #Thisis2016 sẽ là lời thức tỉnh cho những người chỉ vô tình nói những câu nói định kiến đó, hay hastag lại sẽ làm sâu sắc hơn mối bất hoà âm thầm giữa người Mỹ da trắng và người Mỹ châu Á?

Những hastag vẫn liên tục xuất hiện và hàng trăm câu chuyện đáng buồn vẫn được chia sẻ mỗi ngày, thế nhưng, Hoa Học Trò mong rằng hastag #Thisis2016 sẽ là một câu trả lời cho những định kiến của người Mỹ da trắng, qua đó góp phần gắn kết con người với nhau bằng chính giá trị thật trong tâm hồn thay vì phán xét họ qua ngôn ngữ, màu da hay lăng kính của những định kiến.

ĐOÀN PHƯƠNG LINH

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?