Quốc tế bất ổn, có nên 'tất tay' đầu tư thời gian tới?

0:00 / 0:00
0:00
TP - Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh khi căng thẳng Nga – Ukraine liên tục leo thang. Tâm lý nhà đầu tư trong nước bị ảnh hưởng nhất định. Dưới góc nhìn chuyên gia, các lớp tài sản đầu tư thời gian tới có triển vọng, cơ hội, đối mặt nguy cơ gì từ rủi ro địa chính trị, áp lực lạm phát, chính sách tiền tệ…

Dư địa cổ phiếu vua

Chia sẻ tại toạ đàm “Triển vọng đầu tư năm 2022” của hãng nghiên cứu FiinGroup, bà Đỗ Hồng Vân, trưởng nhóm phân tích dữ liệu, Khối dịch vụ Thông tin tài chính FiinGroup cho rằng, thanh khoản thị trường năm nay vẫn sẽ tăng, tuy nhiên khó tăng cao như năm 2021. Tâm lý chung là nhà đầu tư vẫn đang ngóng chờ những yếu tố xúc tác, để có thể giải ngân trong thời gian tới.

Quốc tế bất ổn, có nên 'tất tay' đầu tư thời gian tới? ảnh 1

Yếu tố xúc tác quan trọng là triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vẫn khá tích cực. Đây sẽ là động lực cơ bản và trọng yếu hỗ trợ thị trường trong năm 2022, nhất là các nhóm ngành đã bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong hai năm qua.

Số liệu kế hoạch và dự báo cập nhật của giới phân tích, được FiinGroup tổng hợp từ doanh nghiệp lớn (chiếm 58% tổng vốn hóa toàn thị trường) cho thấy, mức tăng trưởng kế hoạch được kỳ vọng ở mức khoảng 20%. “Với tăng trưởng lợi nhuận dự báo là khoảng 20%. Đây là mức khá tích cực trên nền tăng trưởng cao của năm 2021. Tôi cho rằng thị trường chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư khá hấp dẫn trong năm 2022”, bà Vân nhấn mạnh.

Chuyên gia của FiinGroup cho rằng, thị trường sẽ chứng kiến sự “đổi chiều tăng trưởng” mạnh mẽ giữa các nhóm ngành. Bà Vân nhận định: "Tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng dự kiến sẽ vượt trội hơn so với khối doanh nghiệp phi tài chính - đây là điểm khác biệt so với năm 2021 trước đó. Ngược lại, một số ngành tăng trưởng mạnh trong năm 2021 dự kiến sẽ chậm lại, thậm chí là không tăng trong năm 2022 như thép, logistics hay cao su. Mặt khác, các hoạt động kinh tế bình thường trở lại, các nhóm như hàng cá nhân, dược phẩm, bán lẻ, điện và đồ uống sẽ phục hồi mạnh mẽ trở lại".

Có nên chốt lời chứng khoán sang BÐS?

Nối tiếp làn sóng nhà đầu tư muốn chuyển tiền, “chốt lời” từ chứng khoán sang bất động sản trong năm 2022, ông Phạm Anh Khôi, TGĐ Công ty Dịch vụ tài chính bất động sản FINA đưa ra khuyến nghị thận trọng.

Theo ông Khôi, cơ hội đầu tư bất động sản luôn có, nhưng nhà đầu tư phải đánh giá được khả năng chấp nhận rủi ro của mình là gì. Ngoài ra, đầu tư phải có chiến lược đúng với rủi ro, cần xác định tham gia vào thị trường, khu vực nào, trở thành nhà đầu tư F0, F1 hay F3, F4.

“Nên bắt đầu đối với thị trường mình đã nắm rõ, biết rõ, có người thân quen biết rõ về thị trường đó. Nếu không thì có thể tìm một môi giới bất động sản có nhiều kinh nghiệm trong thị trường chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu thị trường kỹ. Không nên đi quá xa khu vực mình ở, vì sẽ xảy ra tình trạng rủi ro chênh lệch thông tin rất lớn. Đương nhiên cũng phải chuẩn bị sẵn tinh thần "vô tình lướt sóng trở thành cư dân" cũng có thể xảy ra. Nhưng bất động sản để 3 - 5 năm giá vẫn lên miễn là có chiến lược phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình”, ông Khôi cho hay.

Theo ông Khôi triển vọng trong năm 2022, thị trường bất động sản được ủng hộ bởi cơ sở hạ tầng, đầu tư công. Bên cạnh đó, bất động sản có mối tương quan với lạm phát, khi lạm phát gia tăng giá bất động sản thường có xu hướng tăng theo bởi đây là kênh trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư hỏi tôi rằng thị trường COVID-19 khó khăn có nên chờ bất động sản giảm để mua vào hay không? Nhưng kinh nghiệm của tôi đi qua nhiều giai đoạn thị trường trong 20 năm, cả trong, ngoài nước cho thấy,COVID-19 có khủng hoảng thì cũng chưa giảm tới mức quá cao. Trong bất động sản, chủ đầu tư họ có quyền chọn tiến độ dự án, khi tình hình thị trường thay đổi, giá không đạt kỳ vọng thì họ sẽ ngồi đó và không làm gì. Nên rủi ro giảm giá thấp, khi không ai ra hàng, giá sẽ lên hoặc chỉ chững lại.

MỚI - NÓNG