Rửa tay bằng nước máy bị nhiễm khuẩn rồi đeo kính áp tròng, cô gái bị mù một bên mắt

HHT - Cô gái này cẩn thận rửa tay rồi mới dùng tay đeo kính áp tròng chỉnh thị lực vào buổi đêm. Tuy nhiên, điều mà cô không biết là trong nước máy có ký sinh trùng, khiến một bên mắt của cô bị mù.

Để đeo kính áp tròng vào mắt thì trước đó phải rửa tay - đây là điều mà ai dùng kính áp tròng cũng biết. Nhưng đã rửa tay rồi mà vẫn gặp tai nạn đến mù cả mắt thì đúng là đáng sợ.

Như nhiều người khác không thích đeo kính cận, Charlotte Clarkson, 24 tuổi, ở Edinburgh (Scotland), bị cận thị nhưng đeo kính áp tròng chỉnh thị lực (đeo vào ban đêm, để ban ngày không phải đeo kính).

Một buổi tối, cô rửa tay xong rồi đeo kính áp tròng vào như mọi khi, nhưng cô không ngờ là việc này không khiến cô nhìn rõ hơn, mà còn làm một bên mắt cô bị mù.

Rửa tay bằng nước máy bị nhiễm khuẩn rồi đeo kính áp tròng, cô gái bị mù một bên mắt ảnh 1

Charlotte cẩn thận rửa tay rồi mới đeo kính áp tròng. Ảnh minh họa: Coral eyes.

Sáng hôm sau ngủ dậy, Charlotte thấy mắt phải rất đau. Cô đi khám nhiều lần nhưng bác sĩ chỉ kê kháng sinh để nhỏ mắt. Nhiều ngày sau đó, cô phải ngồi suốt trong phòng tối vì mỗi khi ra ngoài ánh sáng là mắt đau không chịu được. Thế rồi một bên mắt của cô cứ mờ dần đi.

Khá lâu sau đó, các bác sĩ mới xác định rằng mắt Charlotte bị nhiễm ký sinh trùng acanthamoeba, có trong nước máy mà cô rửa tay.

Acanthamoeba thường có mặt trong đất và nước, đôi khi có thể sống trong nước máy. Bởi vậy, nhiều người có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng này khi làm vườn hoặc đi bơi.

Rửa tay bằng nước máy bị nhiễm khuẩn rồi đeo kính áp tròng, cô gái bị mù một bên mắt ảnh 2

Việc đeo kính áp tròng mà không đảm bảo vệ sinh 100% sẽ kéo theo rất nhiều nguy cơ. Ảnh minh họa: RNIB.

Khi những giọt nước chứa ký sinh trùng bị “kẹt” giữa giác mạc và kính áp tròng, ký sinh trùng có thể “ăn” giác mạc, khiến mắt đau đớn, nhạy cảm với ánh sáng, và 1/4 số người nhiễm sẽ bị mù.

Các nhà nghiên cứu ở ĐH London và Bệnh viện mắt Moorfields cho biết, số người bị nhiễm ký sinh trùng acanthamoeba vào mắt đang tăng dần, trong đó, 95% số trường hợp là những người dùng kính áp tròng.

Các bác sĩ nhãn khoa cảnh báo mọi người không tắm hoặc đi bơi trong khi đang đeo kính áp tròng, và cũng không dùng nước máy để rửa kính.

Rửa tay bằng nước máy bị nhiễm khuẩn rồi đeo kính áp tròng, cô gái bị mù một bên mắt ảnh 3

Hiện Charlotte chấp nhận chỉ còn thị lực một bên mắt.

Mắt của Charlotte chỉ có thể nhìn lại được nếu cô được ghép giác mạc, tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng khả năng thành công chỉ là 50% (nếu có người hiến giác mạc). Charlotte nói, hy vọng mọi người biết được câu chuyện của cô sẽ thận trọng hơn về vệ sinh khi dùng kính áp tròng, để tránh tai nạn đáng tiếc như cô đã gặp phải.

Rửa tay bằng nước máy bị nhiễm khuẩn rồi đeo kính áp tròng, cô gái bị mù một bên mắt ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh câu chuyện hành trình tìm ân nhân cho mượn 8 chỉ vàng, mất liên lạc 17 năm

Toàn cảnh câu chuyện hành trình tìm ân nhân cho mượn 8 chỉ vàng, mất liên lạc 17 năm

HHT - Theo chia sẻ của chị Nam (42 tuổi, ở Bắc Ninh), tháng 3/2004, con gái chị nhập viện lần thứ 2 do bị u máu. Khi đó, chị Nam gặp chị Nga (45 tuổi, quê ở tỉnh Phú Thọ) và được chị này giúp đỡ, cho mượn 8 chỉ vàng 9999. Theo lời chia sẻ của chị Nam, hồi đó chị Nga đã đưa chị Nam từ Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) về Phú Thọ để lấy vàng.
Thực hư vụ Á hậu Lê Phương Thảo đậu Harvard, Hoa hậu Thùy Tiên cũng bị réo tên

Thực hư vụ Á hậu Lê Phương Thảo đậu Harvard, Hoa hậu Thùy Tiên cũng bị réo tên

HHT - Từng là Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022, Lê Phương Thảo bất ngờ trở thành tâm điểm khi công bố việc cô được nhận vào Đại học Harvard. Tuy nhiên, thông tin này nhanh chóng làm dấy lên nhiều tranh cãi, khi cư dân mạng phát hiện cô theo học tại Harvard Extension School, một phân nhánh của Harvard với tiêu chí tuyển sinh hoàn toàn khác biệt.