Sắp lên Đại học mà vẫn bé xíu như học sinh cấp 2, liệu cơ thể tôi có vấn đề gì không?

HHT - Những thắc mắc về ngoại hình rất phổ biến, và mặc dù đã có ngàn câu trả lời những nhiều bạn vẫn vô cùng bối rối khi nó xảy ra với mình!

Có sự khác biệt nào có thể nhìn thấy được giữa một cơ thể khoẻ mạnh và một cơ thể không khỏe mạnh không?

Sắp lên Đại học mà vẫn bé xíu như học sinh cấp 2, liệu cơ thể tôi có vấn đề gì không? ảnh 1

Vấn đề này cũng khó nói lắm, trừ phi người đó thể hiện rõ sự mệt mỏi và ốm yếu. Nhưng có một sự khác biệt rất lớn về tinh thần và thể chất giữa một người có một cơ thể khoẻ mạnh và một người không khoẻ:

- Một người có cơ thể khoẻ mạnh thường sẽ cảm thấy tự tin hơn những người không khoẻ.

- Số lượng thời gian một người khoẻ mạnh cảm thấy mình không ổn cũng ít hơn, những người có cơ thể không khoẻ thường xuyên cảm thấy ốm yếu và mất tự tin.

- Những người có cơ thể khoẻ mạnh ăn uống ngon miệng hơn, yêu quý cơ thể của mình hơn, làm việc hiệu quả hơn và chăm sóc cơ thể cũng tốt hơn.

Bạn thấy đấy, việc rèn luyện sức khoẻ là rất quan trọng. Đừng quên, nếu bạn khoẻ mạnh, bạn có thể theo đuổi bất kỳ công việc và ước muốn gì. Còn nếu không có sức khoẻ, chắc chắn điều bạn ước muốn duy nhất lúc này chỉ là sức khoẻ thôi.

 Phải làm gì với một cơ thể quá gầy và mãi không béo lên nổi?

Sắp lên Đại học mà vẫn bé xíu như học sinh cấp 2, liệu cơ thể tôi có vấn đề gì không? ảnh 2

Đó có thể chỉ đơn giản là vấn đề trong một giai đoạn của quá trình dậy thì, nhưng cũng có thể do di truyền. Gia đình bạn có ai gầy như bạn không? Bạn đã bao giờ béo chưa? Nếu vấn đề này khiến bạn mất tự tin và suy nghĩ quá nhiều, bạn hãy ghé qua bác sĩ, làm một số xét nghiệm và nghe một vài lời khuyên. Có thể bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu được nguyên nhân một cách rõ ràng hơn. Nhưng nhìn chung, nếu bạn vẫn cảm thấy mình khoẻ mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật gì thì hãy cứ bình tĩnh nhé.

Sắp lên Đại học đến nơi mà vẫn bé xíu như học sinh cấp 2, liệu có phải cơ thể có vấn đề gì không?

Có thể bạn nằm trong trường hợp dậy thì muộn, tức là sự phát triển của bạn phát triển muộn hơn một chút so với những bạn khác. Đừng vội quá lo lắng, có những trường hợp, đến năm cuối cùng của cấp 3 mới bắt đầu dậy thì và cao lên. Nếu như sau 18 tuổi, cơ thể bạn vẫn không có gì thay đổi, bạn nhất định phải đến gặp bác sĩ.

Sắp lên Đại học mà vẫn bé xíu như học sinh cấp 2, liệu cơ thể tôi có vấn đề gì không? ảnh 3

Chiều cao do di truyền là chính hay do ăn uống là chính?

Đúng là chiều cao ảnh hưởng khá nhiều bởi gen di truyền nhưng với nhiều bạn, gen di truyền chỉ quyết định chừng 20% quá trình phát triển chiều cao, và 80% còn lại hoàn toàn là do dinh dưỡng. Nếu bạn ăn uống thiếu chất, không khoẻ mạnh thì chắc chắn sẽ cơ thể sẽ không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển một cách hoàn thiện nhất. Thêm nữa, sự phát triển của cơ thể phụ thuộc vào nhiều cơ quan lắm, thế nên muốn các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru ngon lành thì nhất thiết bạn phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Sắp lên Đại học mà vẫn bé xíu như học sinh cấp 2, liệu cơ thể tôi có vấn đề gì không? ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm