Sau chỉ đạo 'nóng', Chủ tịch tỉnh Đắk Nông ra văn bản 'chữa cháy'

0:00 / 0:00
0:00
Trung tâm Thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông)
Trung tâm Thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông)
TPO - Sau chỉ đạo "nóng" được cho chưa phù hợp với địa bàn tỉnh Đắk Nông (vì ở đây chưa có ca mắc COVID-19 nào), Chủ tịch UBND tỉnh này vội họp, sau đó Văn phòng UBND tỉnh ra thông báo bổ sung nhằm "chữa cháy".

Chiều 5/7, UBND tỉnh Đắk Nông ra thông báo (số 685) bổ sung nội dung kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười tại cuộc họp ngày 3/7.

Trước đó, tại cuộc họp ngày 3/7 về công tác phòng chống dịch COVID-19, tân Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười kết luận 11 vấn đề, trong đó ở điểm 2 yêu cầu: "Từ 0h ngày 5/7 tới khi có thông báo tiếp theo, tất cả người dân trở về hoặc đến tỉnh Đắk Nông từ các địa phương khác phải có giấy xét nghiệm âm tính đối với COVID-19. Giấy xét nghiệm có giá trị trong thời gian không quá 72 giờ".

Việc UBND tỉnh Đắk Nông ra thông báo này đã tạo nhiều ý kiến trái chiều, được xem như một dạng "ngăn sông cấm chợ" kiểu mới.

Theo thông báo mới (số 685) của UBND tỉnh Đắk Nông, căn cứ vào tình hình thực tế và ý kiến tại cuộc họp giao ban của UBND tỉnh ngày 5/7, Chủ tịch Hồ Văn Mười thống nhất bổ sung nội dung như sau: "Không áp dụng điểm 2 tại thông báo 683 đối với tất cả người dân, mà chỉ áp dụng đối với người dân sinh sống, đi qua, về từ các tỉnh có tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại thời điểm hiện nay, như: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Tháp".

Đáng chú ý, trước khi có thông báo mới này, nhiều người lao động đang công tác tại các sở, ngành ở Đắk Nông, có hộ khẩu thường trú Đắk Lắk buộc phải chọn phương án đi làm sớm vì chưa kịp làm xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu.

Sáng 5/7, một cán bộ ngân hàng dấu tên tại tỉnh Đắk Nông cho biết, phần lớn cán bộ công tác tại ngân hàng này chọn giải pháp đi làm từ ngày Chủ nhật 4/7 vì chưa thể có giấy xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu mới của UBND tỉnh Đắk Nông.

“Một số cán bộ biết quy định mới này bắt đầu có hiệu lực từ 0h ngày 5/7 nên đã đi làm sớm vì nếu chờ đến sáng Thứ 2 phải đi xét nghiệm, chờ lấy kết quả... rất mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc. Những trường hợp còn lại chưa biết thì phải ở lại Đắk Lắk chờ có kết quả mới đi”, vị cán bộ này nói.

Trong sáng 5/7, một lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông, cho biết, hiện địa phương bố trí 1 chốt kiểm dịch tại dốc Cây Chanh, huyện Đắk R'lấp (giáp Bình Phước) để chốt chặn, kiểm soát dịch tễ người và phương tiện qua lại từ các tỉnh phía nam như Bình Phước, Bình Dương, TP.HCM.

"Trước mắt, chúng tôi lấy kết quả xét nghiệm của những người di chuyển vào Đắk Nông đã xét nghiệm ở tỉnh Bình Phước. Chiều nay, chúng tôi mới triển khai việc xét nghiệm nhanh được", một cán bộ Y tế huyện Đắk R'lấp cho biết.

Trước đó, sau chỉ đạo nóng của Chủ tịch tỉnh, chiều 4/7, PV Tiền Phong đã liên hệ và được Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh cho biết, khi người dân đến Đắk Nông chỉ cần có kết quả xét nghiệm nhanh là được. “Trước mắt là vậy, ai đến liên hệ làm việc phải trình giấy đó. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại, nếu bất cập sẽ điều chỉnh ngay”, bà Hạnh nói.

Trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong về việc chỉ đạo trên có "ngăn sông, cấm chợ" không, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông Trần Văn Diêu (người ký thông báo số 683 truyền đạt ý kiến kết luận của ông Hồ Văn Mười) đề nghị liên hệ với ông Mười để nắm bắt. PV đã nhiều lần liên hệ với ông Hồ Văn Mười qua điện thoại, nhưng vị này không nhấc máy.

MỚI - NÓNG
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.