Sau làn sóng hồng mang tên nữ quyền, điện ảnh Việt có gì đáng nhớ?

Sau làn sóng hồng mang tên nữ quyền, điện ảnh Việt có gì đáng nhớ?
HHT - Sự xuất hiện của hàng loạt bộ phim nêu cao yếu tố nữ quyền (feminist) đang tạo ra cục diện thú vị cho điện ảnh Việt Nam.

Sức mạnh “làn sóng hồng”

Chưa lúc nào những gương mặt phái đẹp lại có sức hút mạnh mẽ với công chúng nước nhà như hiện tại. Từ Em Chưa 18, Tháng Năm Rực Rỡ, Cua Lại Vợ Bầu đến Hai Phượng nhanh chóng ghi tên mình vào “câu lạc bộ” trăm tỉ đồng là bằng chứng cho thấy sự “hồng phát” của lớp nữ diễn viên tài năng. Điều đó còn góp phần “phất cao” ngọn cờ về hình ảnh phụ nữ hiện đại trong tâm thức khán giả.

Sau làn sóng hồng mang tên nữ quyền, điện ảnh Việt có gì đáng nhớ? ảnh 1

Lý giải cho cú bật của các bộ phim nêu cao vai trò phụ nữ, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho rằng: “Không chỉ ở Việt Nam, anh thấy có rất nhiều phim có nhân vật nữ khá hay. Hơn nữa, kịch bản lấy nhân vật nữ làm trọng tâm luôn mang nhiều chất liệu và cảm xúc đặc biệt cho người làm nghệ thuật”. Ngô Thanh Vân hào hứng: “Feminist chính là xu thế của điện ảnh thế giới. Chị mong mọi người có thể nhìn nhận phụ nữ không phải là phái yếu. Họ độc lập, tự chủ và không hề thua kém phe XY”.

Trong khi đó, đạo diễn Vũ Ngọc Phượng tỏ rõ quan điểm: “Ở Việt Nam, đạo diễn nữ ít nhưng những vai trò quan trọng khác trong đoàn làm phim thì số lượng nữ chiếm rất cao nên các bộ phim ít nhiều sẽ đề cao sự xuất hiện của các nhân vật nữ. Hơn nữa, các nhân vật nữ thường không bị nhiều giới hạn về hình tượng như nhân vật nam. Nhờ đó, các nhà làm phim cũng sẽ dễ thể hiện những sáng tạo phong phú trong cách kể của mình”.

Sau làn sóng hồng mang tên nữ quyền, điện ảnh Việt có gì đáng nhớ? ảnh 2

Tờ Variety từng nhận định sức hút “làn sóng hồng”: “Từ Wonder Woman, Incredibles 2, The Favourite đến Captain Marvel, chúng ta thấy các nhân vật nữ đã biết đứng lên, thoát khỏi cái bóng của những người đàn ông và chiến đấu cho sự ngang bằng trong xã hội”. Và điện ảnh Việt Nam không thể tách mình khỏi vòng tròn đó nếu muốn vẽ đường tiệm cận tới điện ảnh thế giới như cách mà Crazy Rich Asians - bộ phim khai thác xúc tích về cách người phụ nữ Á Đông hiện đại đấu tranh với những “lệch pha” về tư duy thế hệ đã chinh phục cả nước Mỹ.

Những gia vị độc tôn

Điều làm nên chất feminist dễ thấy nhất chính là Rom-comChick-flick. Đây đều là dòng phim dễ dàng đáp ứng thị hiếu giải trí của đại chúng. Mặt khác, các thể loại viễn tưởng, phiêu lưu, kinh dị hay lịch sử dường như là “thánh địa” của đấng mày râu với “phân khu” người xem đặc trưng. Trong thời đại “doanh thu luận anh hùng”, phim mang giá trị cao về mặt thương mại và sở hữu nhiều “kỹ năng” chiến đấu tại phòng vé sẽ là lựa chọn ưa tiên. Điều này phần nào lý giải vì sao có sự “xâm chiếm” thị trường điện ảnh Việt của dòng phim Rom-com và Chic-flick với những cái tên gây náo loạn gần đây như: Chị Trợ Lý Của Anh, Gái Già Lắm Chiêu 2, Cua Lại Vợ Bầu, Vu Quy Đại Náo.

Sau làn sóng hồng mang tên nữ quyền, điện ảnh Việt có gì đáng nhớ? ảnh 3

Ở các thị trường điện ảnh châu Á tiến bộ như Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan ước tính mỗi năm ra mắt hàng chục phim mang hơi thở feminist. Tại Việt Nam, theo số dự án đã công bố, năm 2019 có khoảng 70 bộ phim Rom-com và Chic-flick được đưa vào sản xuất và công chiếu. Hai thể loại kể trên giúp nhà làm phim có nhiều đất để khai thác, đảm bảo tỉ lệ hòa vốn vì kịch bản dễ tạo đồng cảm. Nhưng nhận định dòng phim Rom-com và Chic-flick là kiểu phim “nhạt” là sai lầm. “Cây đũa thần” của hai dòng phim này không nằm trong “túi xách” hàng hiệu mà là ở thông điệp bình quyền thuộc về phái yếu như công thức mà Em Là Bà Nội Của Anh, Em Chưa 18, Chàng Vợ Của Em đã từng tạo ra.

Sau làn sóng hồng mang tên nữ quyền, điện ảnh Việt có gì đáng nhớ? ảnh 4

Nhưng vì sao phim feminist thì chỉ quanh quẩn yếu tố hài hước - tình cảm? Nhà báo - nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm chia sẻ rằng, bàn về thị trường điện ảnh lành mạnh, trưởng thành, có linh hồn là bàn về thị trường đa dạng về thể loại, có Rom-com thì cũng có Action, có Chick-flick thì cũng có Thriller, có Romance thì cũng cân bằng lại với Drama. Và ở giữa giai đoạn điện ảnh “nằm kẹp” trong vòng vây của kịch bản thị trường, sức hút của Hai Phượng như một đòn đánh trực chiến phá vỡ thế độc tôn. Hình ảnh người phụ nữ quyết liệt đấu tranh cho hạnh phúc của chính mình chính là viên thuốc “kích tim” liều cao cho đại bộ phận khán giả. Nhà báo Lê Hồng Lâm cũng gửi gắm: “Tôi mong Hai Phượng ăn khách, vượt qua lời nguyền thị trường để những nhà làm phim dám phá bỏ khung Rom-com, Chick-flick an toàn, dám chơi lớn, dám có tầm nhìn xa. Nếu Hai Phượng ăn khách, tôi nghĩ thị trường phim Việt sẽ khởi sắc và sôi động hơn rất nhiều”.

Thế hệ kế thừa loay hoay tìm vị trí

Sức công phá của các bộ phim về nhân vật nữ trên màn ảnh Việt Nam không những đem đến nhiều ganh đua doanh thu, điều này còn khiến khán giả rối bời khi tìm định vị trên bản đồ: “Ngọc nữ Việt Nam”. Nếu Tăng Thanh Hà từng là lựa chọn đầu tiên khi nhắc về danh xưng Ngọc nữ, từ khoá Ngọc nữ - Nàng thơ ở hiện tại dễ dàng được trao cho nhiều gương mặt mới.

Sau làn sóng hồng mang tên nữ quyền, điện ảnh Việt có gì đáng nhớ? ảnh 5

Những cái tên tiềm năng như: Hoàng Yến Chibi, Kaity Nguyễn, Jun Vũ, Khả Ngân, Thanh Tú,… mang lại cho các nhà làm phim nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng không phải cứ đa dạng thì sẽ mở rộng lối vào vùng sáng. Sau “sức nóng” ào ạt, họ bắt đầu chậm nhịp so với những trông mong, thiếu vững vàng để đứng lên “đỉnh sóng”. Ngay cả đến diễn viên có tay nghề, bỏ túi phim “trăm tỉ” như Lan Ngọc vẫn chưa tìm đủ những “viên đá vô cực” để tạo ra cái búng tay khiến thiên hạ trầm trồ.

Trả lời cho nguyên nhân nữ diễn viên thế-hệ-mới chỉ nằm trong “danh sách stand-by” cho vị trí ngôi sao điện ảnh, phần đông khán giả cho rằng các nữ diễn viên đã không tận dụng tốt bệ phóng ban đầu. Theo nhà sản xuất - diễn viên Ngô Thanh Vân: “Ở thị trường Việt Nam, có rất nhiều gương mặt trẻ tiềm năng. Tuy nhiên, chị cảm thấy họ đang quá an toàn. Họ chọn những kịch bản an toàn, những nhân vật an toàn và vô tình họ tự tạo một giới hạn an toàn. Vấn đề lớn thứ hai nằm ở kịch bản chưa có nhiều để khai thác hết khả năng của họ. Một điều nữa, họ “hơi lười” nghiên cứu và khai thác về nhân vật, không tìm hiểu và sống chung với nhân vật trong suốt thời gian bấm máy dẫn tới diễn xuất gặp nhiều khó khăn”.

Sau làn sóng hồng mang tên nữ quyền, điện ảnh Việt có gì đáng nhớ? ảnh 6

Với thế hệ kế thừa điện ảnh Việt, việc bước vào trung tâm “đèn follow” là câu chuyện của thời điểm. Nhưng để “pin on top” lại là quá trình dài hơi của sự cân nhắc và sàng lọc kịch bản đối trọng xứng tầm. Jun Vũ từng lọt thỏm giữa tổng thể rộng lớn của Người Bất Tử khi khoác vào chiếc áo ca nương oversize. Hoàng Yến Chibi Khả Ngân từng hụt chân trong những sản phẩm remake nhạt nhòa.

Kho báu của diễn viên trẻ là thời gian. Để bản thân luôn là “bài hát điện ảnh” ở chế độ replay của công chúng, họ phải chậm lại. Như đạo diễn Vũ Ngọc Phương chia sẻ: “Nhiều diễn viên có khả năng rất tốt, có ý thức đổi mới nhưng lại vội. Họ chưa có định dạng nhất định trong lòng khán giả thì lại tìm thử nghiệm khác. Cuối cùng, công chúng sẽ không biết họ nổi bật ở hình tượng nào, có cá tính gì. Ngoài ra, vấn đề của diễn viên là họ cần chọn được phim tốt chứ không chỉ là vai diễn tốt. Các diễn viên cần phải hiểu rằng nhân vật đó hay nhưng đặt trong kịch bản gãy về cấu trúc thì cũng không thể là bước bật để toả sáng được”.

Theo Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

I-LAND 2 tập 1: LE SSERAFIM bị "triệu hồi" trong bài đánh giá của thực tập sinh

I-LAND 2 tập 1: LE SSERAFIM bị "triệu hồi" trong bài đánh giá của thực tập sinh

HHT - I-LAND 2 đã chính thức khởi động với tập đầu tiên lên sóng vào tối 18/4. Một trong những ca khúc được chọn đánh giá thí sinh là "UNFORGIVEN" (LE SSERAFIM). Vô tình lên sóng giữa làn sóng tranh cãi hát live của nhóm nữ nhà Source Music, phần trình diễn của các thực tập sinh (TTS) được đặt lên bàn cân so sánh.