Sau thảm họa cháy rừng Amazon, chúng ta có thể làm gì để sửa lỗi với môi trường?

Sau thảm họa cháy rừng Amazon, chúng ta có thể làm gì để sửa lỗi với môi trường?
HHT - Thời gian vừa qua, sự quan tâm của hội teen sống xanh yêu môi trường đều hướng về thảm họa cháy rừng nhiệt đới Amazon thảm khốc tại Brazil. Nhiều người giận dữ, tuyệt vọng khi mọi nỗ lực gìn giữ môi trường dường như đều trở nên vô nghĩa.

Hiện tượng toàn cầu hay thảm kịch đã được dự báo trước?

Amazon vẫn thường xuyên chứng kiến những vụ cháy nhỏ do thời tiết oi bức vào mùa khô. Những đám cháy này không quá nghiêm trọng nhờ vào độ ẩm tự nhiên của đất và không khí. Tuy nhiên, sức nóng của năm 2019 đã tăng lên mức cực kì tồi tệ (theo INPE) và biến vụ cháy rừng Amazon thời gian qua trở thành đám cháy lớn nhất trong 20.000 năm trở lại đây (theo CNN), nguyên nhân bắt nguồn từ những người nông dân muốn đốt rừng để quy hoạch đất cho nông nghiệp.

Sau thảm họa cháy rừng Amazon, chúng ta có thể làm gì để sửa lỗi với môi trường? ảnh 1

Hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu dù đã được cảnh báo từ tận 30 năm trước, nhưng giờ đây, Amazon vẫn đang bốc cháy trong sự làm ngơ của con người. Rừng Amazon chiếm tới 14% diện tích mặt đất trên toàn thế giới, là nơi cư trú của một nửa số loài động vật và thực vật, cũng như cung cấp hơn 20% lượng oxy trên quả địa cầu. Con người cảm thấy thế nào khi hệ sinh thái với hơn 4 triệu loài động thực vật đang dần biến mất?

Tờ BBC nhận định: “Sai lầm lớn nhất của con người là việc chúng ta luôn bắt đầu nghiên cứu biện pháp an toàn chỉ sau khi đã phát minh ra những vũ khí hủy diệt”. Khi tin tức về đám cháy ở Amazon được lan truyền cũng là lúc hội teen sống xanh cảm thấy bất bình và giận dữ hơn ai hết. Giận dữ không chỉ bởi sự thờ ơ của nhiều người trước môi trường mà quan trọng hơn là vì công sức dùng hộp cơm mang đi, hạn chế sử dụng nhựa và nhiều nỗ lực khác của bản thân lại chẳng thấm tháp vào đâu so với sự phá hoại và vô tâm của hàng triệu người khác. Phải chăng dẫu chúng ta có làm gì đi nữa thì Trái Đất cũng sẽ đi đến kết cục “diệt vong”, những cánh rừng Amazon đâu thể xuất hiện trở lại nếu chỉ có đôi ba cánh tay giúp sức?

Sự tuyệt vọng đang lớn dần lên

Trước sự thờ ơ của truyền thông Brazil và thế giới trước diễn biến của vụ cháy rừng Amazon, những hình ảnh giả mạo của vụ cháy Amazon đang được lan truyền khắp nơi trên mạng xã hội. Thậm chí nhiều bài đăng “bóc phốt” luôn: “Đây là hình ảnh giả mạo nhưng Trái Đất sắp bị hủy hoại rồi, còn quan tâm thật giả mà làm gì!!” nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ rần rần đủ để thấy con người đã tuyệt vọng và bất bình đến mức nào trước thảm họa Amazon.

Sau thảm họa cháy rừng Amazon, chúng ta có thể làm gì để sửa lỗi với môi trường? ảnh 2

Thật ra, đây là những hình ảnh từ các vụ cháy thảm khốc khác được các cá nhân, tổ chức “tái sử dụng”. Từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, diễn viên Leonardo DiCaprio tới ca sĩ Ricky Martin khi chia sẻ về nạn cháy rừng cũng sử những hình ảnh từ một vụ cháy khác. Có đến 70% hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội là từ ba vụ cháy Woolsey, Camp và Hill tại Hoa Kỳ, một số là… ảnh nghệ thuật từ các cuộc thi và từ vụ cháy rừng Amazon vào năm 2007.

Trang Hindustantimes đã lên án gay gắt hành động “dắt mũi” cộng đồng mạng của các tổ chức, cá nhân đăng những hình ảnh này với mục đích trục lợi. Thêm vào đó, các nạn nhân của các vụ cháy rừng trên cũng bày tỏ cảm giác bị xúc phạm khi sự thật bị “bóp méo”. Bạn thấy đó, không có lời nói dối nào là vô hại. Một nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa. Việc “bất chấp” đúng sai, hù dọa người khác bằng những chứng cứ sai sự thật chưa chắc sẽ cứu vãn được tình hình ở Amazon mà còn gây hại, làm tổn thương thêm nhiều người khác.

Một chút mỗi ngày để những nỗ lực không trở nên vô ích

Dù chỉ là những công dân bình thường, vợ chồng nhiếp ảnh gia người Brazil (ông Sebastião Salgado và vợ Lélia Deluiz Wanick Salgado) đã lập ra một tổ chức để trồng hơn 2 triệu cây xanh, hồi sinh một khu rừng đã bị tàn phá, dù công việc này mất đến tận 20 năm. Câu chuyện này đã từng truyền rất nhiều cảm hứng cho những người đang nỗ lực để bảo vệ Trái Đất.

Sau thảm họa cháy rừng Amazon, chúng ta có thể làm gì để sửa lỗi với môi trường? ảnh 3

Thay vì bị ám ảnh về môi trường đến mức cực đoan, chăm chăm phê phán, khó chịu trước những hành động dùng đồ nhựa, quên tắt điện quạt của người khác; hoặc là tuyệt vọng và bỏ cuộc trong việc bảo vệ môi trường, bạn vẫn luôn có thể thay đổi thế giới từ những điều be bé xuất phát từ chính bản thân mình mỗi ngày, như mỗi một cây xanh luôn cố tạo ra nhiều oxy thêm một chút mỗi ngày.

Hành động bao giờ cũng hiệu quả hơn những lời nói. Mỗi hành động nhỏ bạn làm cho môi trường mỗi ngày không bao giờ là vô nghĩa. Dan Nepstad, chuyên gia nghiên cứu về rừng Amazon suốt 30 năm đã nhận định rằng: “Nếu trồng các nông trại ngô, cà chua, thì hiệu ứng nhà kính do cháy rừng Amazon vẫn được cải thiện như bình thường”. Vậy là tình trạng cháy rừng Amazon vẫn có hy vọng được cải thiện, miễn là bạn không bỏ cuộc!

Bản đồ chỉ dẫn cho tín đồ sống xanh

Sức ép đặt lên vai thế hệ trẻ để sửa lại những lỗi lầm người đi trước mắc phải là vô cùng lớn. Song, trước khi hướng đến những mục tiêu to lớn hơn, chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất (theo “khuyến nghị” của chị Lê Cát Trọng Lý):

Sau thảm họa cháy rừng Amazon, chúng ta có thể làm gì để sửa lỗi với môi trường? ảnh 4

1. Không dùng chai nước sử dụng 1 lần hay túi nylon.

2. Tập thói quen từ chối túi, từ chối ống hút nhựa. Họ sẽ thấy mình kì, nhưng rồi họ biết có những người kì lạ như vậy trên đời.

3. Dùng túi đi chợ, mang hộp nhựa đựng đồ ăn nếu có ý định mua về nhà.

4. Cố gắng tránh tiêu thụ các sản phẩm dùng một lần như cà phê, trà sử dụng cốc nhựa dùng một lần, khẩu trang giấy, áo mưa giấy…

5. Không chạy theo các mùa giảm giá mạnh, và lăn theo cơn đói của fast-fashion. Cũng khổ nếu bị thôi thúc như vậy một năm ít nhất 8 mùa.

6. Tập không đánh giá thấp đồ cũ. Tự tăng thẩm mỹ và chọn đồ cũ đẹp và tốt để sử dụng.

Thế giới không thể thay đổi trong một ngày, nhưng nếu cùng nhau, một ngày nào đó thế giới sẽ thay đổi!

Theo Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?