Siêu anh hùng Marvel, phim live-action và hành trình Disney thống trị cả Hollywood

Siêu anh hùng Marvel, phim live-action và hành trình Disney thống trị cả Hollywood
HHT - Sẽ không còn chuyện các hãng phim cạnh tranh nhau vị trí số 1, vì Disney đã bỏ quá xa phần còn lại và độc chiếm phòng vé toàn thế giới rồi còn đâu.

Marvel x Disney đang mưu tính điều gì?

Mới đây, Marvel vừa chính thức công bố Giai đoạn 4 (Phase 4) với tổng cộng 10 dự án, bao gồm 5 phim điện ảnh và 5 phim truyền hình. Sau người da trắng và người da màu, cuối cùng cũng đã đến lúc người châu Á (hay chính xác hơn là người Hoa) trở thành siêu anh hùng. Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings có sự góp mặt của Simu Liu và đặc biệt là Lương Triều Vĩ. Đến đây ý đồ thực hiện một “bom tấn” dành riêng cho thị trường Trung Quốc đã quá rõ ràng.

Siêu anh hùng Marvel, phim live-action và hành trình Disney thống trị cả Hollywood ảnh 1

Chưa hết, Disney còn nhanh chóng tấn công vào thị trường streaming phim siêu anh hùng Marvel mà Netflix vừa bỏ lại thông qua Disney+ - dịch vụ streaming do Disney phát hành vào năm 2020. The Defenders (Daredevil, Jessica Jones, Luke Cage, Iron Fist) của Netflix đã thất bại do nội dung của chúng quá u ám, cũng như những siêu anh hùng này còn khá xa lạ với khán giả đại chúng. Vậy nên ít nhất Disney+ sẽ có lợi thế hơn so với Netflix, khi khán giả đã quen mặt với những Loki, Hawkeye hay Scarlet Witch.

Chúng ta có thực sự cần live-action?

Sau thành công của Alice in Wonderland (2010), Disney đã tìm ra công thức chiến thắng mới: làm lại những phim hoạt hình kinh điển dưới định dạng live-action. Thế là The Jungle Book, Beauty and the Beast, AladdinThe Lion King lần lượt ra đời và thu lãi “khủng”. Tuy nhiên, chúng không được lòng giới phê bình, chủ yếu là do công nghệ CGI đã làm đánh mất phần hồn của nhân vật.

Siêu anh hùng Marvel, phim live-action và hành trình Disney thống trị cả Hollywood ảnh 2

The Lion King bản 1994 chỉ được vẽ bởi nhóm họa sĩ hạng B của Disney, nhưng nó vẫn lột tả được cảm xúc bàng hoàng của Mufasa khi bị đẩy ngã xuống vực, hay sự điên rồ của bộ ba linh cẩu Shenzi - Banzai - Ed. Cảm xúc mới là thứ khiến người xem không khỏi thổn thức mỗi khi xem lại The Lion King dù đã 25 năm trôi qua. Bản live-action có thể chân thực đến từng chi tiết, nhưng chính vì thật quá nên các nhân vật động vật đã không thể biểu lộ cảm xúc qua gương mặt. Nói cách khác, live-action là thứ hoàn toàn không cần thiết về mặt nghệ thuật. Nhưng vì tiền, tất nhiên là Disney sẽ không bao giờ dừng lại.

Siêu anh hùng Marvel, phim live-action và hành trình Disney thống trị cả Hollywood ảnh 3

Có thật Disney thiếu sáng tạo?

Có ý kiến cho rằng Disney đang thiếu sáng tạo, khi đa số phim của hãng nếu không phải live-action thì cũng là phần tiếp theo của các thương hiệu có sẵn. Tuy nhiên, thực tế Disney vẫn có sản xuất phim gốc (original). Không có mỏ vàng nào là vô tận, cũng sẽ đến lúc “Nhà Chuột” hết phim cũ để làm live-action. Khi ấy hãng sẽ cần những thương hiệu mới để khai thác.

Chỉ tiếc là những phim gốc này mờ nhạt đến mức khiến khán giả quên mất sự tồn tại của chúng. A Wrinkle in Time (2018) và The Nutcracker and the Four Realms (2018) đã lần lượt “ngã ngựa”. Ngay cả The BFG (2016) được đạo diễn bởi Steven Spielberg mà còn lỗ thì cũng đủ biết Disney thảm bại đến thế nào. Và tất nhiên sẽ không có phần hai nào được làm tiếp từ ba phim trên.

Siêu anh hùng Marvel, phim live-action và hành trình Disney thống trị cả Hollywood ảnh 4

Vì thế, Disney buộc phải ngừng sáng tạo. Có lẽ những thất bại của Disney đã gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền công nghiệp điện ảnh. Mỗi năm chúng ta vẫn có hàng trăm phim gốc, nhưng rất ít trong số chúng có thể vụt sáng trở thành thương hiệu điện ảnh. Kể từ năm 2000, chỉ có duy nhất một bộ phim gốc đứng đầu BXH doanh thu của năm là Avatar (2009). Giờ đây, đến cả đạo diễn James Cameron mà còn đang thực hiện Avatar phần 2, 3, 4 thì bạn biết “bệnh sợ sáng tạo” của Hollywood nặng đến thế nào rồi đấy!

Siêu anh hùng Marvel, phim live-action và hành trình Disney thống trị cả Hollywood ảnh 5

Tuy nhiên, không hẳn là các biên kịch không dám viết kịch bản gốc cho phim “bom tấn”, mà đơn giản là họ khó có thể làm vậy. Một nhà làm phim chia sẻ: “Để studio có thể “rót” cho bạn hơn 100 triệu đôla, bạn cần có fanbase (fan của thương hiệu điện ảnh) hoặc sự hậu thuẫn của một đạo diễn triệu đô kiểu James Cameron hay Christopher Nolan. Nếu không, bạn sẽ không thể bán kịch bản của mình.” Hay nói cách khác, biên kịch dám mơ lớn là một chuyện, nhưng nhà sản xuất có dám đầu tư hay không là câu chuyện hoàn toàn khác.

Streaming mới là tương lai của nền công nghiệp giải trí?

Một lý do khác khiến Disney không “mặn mà” lắm với việc sản xuất phim điện ảnh gốc có lẽ là do streaming (chứ không phải phòng chiếu) mới là tương lai của ngành giải trí. Đấy là lý do tại sao Disney sẽ thâm nhập vào thị trường streaming với Disney+, bất chấp lĩnh vực này đã quá chật chội với Netflix, Apple, Amazon và Warner Media. Tại sao phải tốn tiền bắt đầu một thương hiệu điện ảnh mới, trong khi tương lai của điện ảnh trong tương lai xa vẫn còn là nghi vấn. Chẳng phải tập trung vào các thương hiệu có sẵn như The Avengers, Star Wars để “đánh trận nào thắng trận đó” vẫn tốt hơn sao?

Siêu anh hùng Marvel, phim live-action và hành trình Disney thống trị cả Hollywood ảnh 6

Hơn nữa, nếu Disney có sáng tạo nội dung gốc cho phim điện ảnh, họ cũng sẽ gặp khó khăn để cạnh tranh với các nền tảng streaming. Sẽ rất tốn kém để Disney có thể “lấy tiền đè người”, khi chi phí sản xuất ước tính của các series truyền hình đã không còn thấp như cách đây 5 - 7 năm. Đơn cử là Chernobyl (HBO) có kinh phí ước tính lên đến 80 triệu đôla (1,8 nghìn tỉ đôla). Chernobyl hay Stranger Things (Netflix) đều là những phim gốc được đánh giá rất cao bởi giới phê bình, đồng thời “gây bão” trên MXH. Tại sao khách hàng phải mất công ra rạp xem phim gốc, khi họ có thể xem chúng ở nhà với chất lượng tương đương phim chiếu rạp?

Theo hht 1315
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Mặc fan kèn cựa, aespa - NewJeans vẫn tương tác thân thiết tại The Fact Music

Mặc fan kèn cựa, aespa - NewJeans vẫn tương tác thân thiết tại The Fact Music

HHT - Xét về khía cạnh âm nhạc, 2 nhóm nhạc aespa và NewJeans thường xuyên bị đặt lên bàn cân so sánh, được coi như "kỳ phùng địch thủ" trong cuộc chiến cạnh tranh giành lấy "ngôi vương" Gen 4. Thế nhưng các thành viên của aespa và NewJeans lại có những tương tác cực "dưỡng thê" mỗi khi gặp nhau, mới nhất là tại lễ trao giải The Fact Music Awards 2024.