Sinh viên ghi chép bài: Cầm điện thoại chụp, nhưng có mở bài ra học không thì... chưa biết

HHT - Việc chụp ảnh bài giảng là cách vô cùng tiện lợi, nhanh gọn. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên cũng khẳng định là điều này chưa chắc khiến họ chăm học hơn.

Ai cũng nói "Lên Đại học nhàn lắm!". Điều này khiến không ít bạn tân sinh viên nhầm tưởng về một cuộc sống đại học tự do tự tại, tha hồ làm điều mình thích, cũng như không còn được thầy cô theo sát như những tháng ngày phổ thông nữa.

Nghe qua như vậy thì ai cũng thích. Tuy nhiên cuộc sống đại học buộc bạn phải chủ động trong mọi vấn đề, cũng như đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm túc với việc học tập.

Mà "nghiêm túc học tập" nghĩa là gì? Là thay vì mang cả đống sách vở tới trường, đợi thầy cô, cán bộ lớp kiểm tra việc ghi chép bài, làm bài tập như trước kia, thì khi lên đại học, sẽ chẳng ai quan tâm bạn như thế nữa. Nếu muốn tiến độ học tập vẫn được đảm bảo, bạn cần phải chủ động ghi chép, lưu giữ lại các kiến thức mà thầy cô giảng, chiếu trên slide hay ghi trên bảng. Lên đại học "nhàn" lắm, chắc chỉ "nhàn" với vấn đề ghi chép bài vở thôi.

Sinh viên ghi chép bài: Cầm điện thoại chụp, nhưng có mở bài ra học không thì... chưa biết ảnh 1

(Ảnh: My Duyen)

Ai đã và đang học đại học rồi chắc chẳng còn lạ gì việc "chụp hình lại bài giảng". Đi học đâu cần gì mang nhiều đồ dùng. Đôi khi chỉ cần một chiếc điện thoại - "vật bất ly thân" là có thể ung dung ngồi tới hết tiết.

Thầy cô viết gì, chiếu gì lên bảng, chỉ cần cầm điện thoại lên và bấm tách một cái. Bạn bè chép gì quan trọng vào vở, cũng cầm điện thoại lên bấm là xong. Mỗi mùa thi đến, mở album ảnh trên điện thoại ra là thấy chi chít toàn ảnh bài giảng, ảnh slide, ảnh giáo trình...

Thế nhưng, trông sinh viên chăm chỉ mang điện thoại ra chụp như vậy nhưng chắc chắn số người mở điện thoại ra và xem lại những gì trong máy mình chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều sinh viên cũng khẳng định rằng, việc chụp lại bài giảng chỉ mang lại cho họ cảm giác yên tâm, rằng mình "không hề bỏ lỡ kiến thức nào" chứ chẳng chứng minh được mấy phần chăm học hơn.

Sinh viên ghi chép bài: Cầm điện thoại chụp, nhưng có mở bài ra học không thì... chưa biết ảnh 2

(Ảnh: Tien Thanh)

Sinh viên ghi chép bài: Cầm điện thoại chụp, nhưng có mở bài ra học không thì... chưa biết ảnh 3

Điện thoại phủ đầy hình ảnh của bài học nhưng... có ai mở ra để học bao giờ chưa? (Ảnh: Lan Anh)

Bạn Thanh Huyền chia sẻ: "Thú thật là chụp cho yên tâm vậy thôi , chứ chắc gì đã xem lại. Nhiều khi dọn bộ nhớ, thấy nhiều ảnh quá trời, thế rồi xoá bay luôn".

Bạn Khánh Dương bình luận: "Mỗi lần cô nhấn mạnh ý gì quan trọng là mình cặm cụi ghi. Còn biệt đội ngồi phía sau là ngẩng lên chụp ảnh lia lịa, không khác gì đi phỏng vấn luôn".

Bạn Đỗ Nam cho rằng: "Học THPT còn bị kiểm tra vở thường xuyên, chứ lên đại học đâu có ai quan tâm bạn ghi gì, chép gì đâu. Bạn phải chủ động với việc học của mình thôi. Mình cũng hay chụp lại bài giảng của thầy cô lắm, có lúc nó phục vụ cho việc làm bài tập nhóm, làm đề cương, cũng tiện. Tuy nhiên phải công nhận rằng việc chép bài khiến bạn để tâm và hiểu bài giảng hơn".

Sinh viên ghi chép bài: Cầm điện thoại chụp, nhưng có mở bài ra học không thì... chưa biết ảnh 7
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Trailer bom tấn hoạt hình “Arcane 2” hé lộ loạt chi tiết thú vị lần đầu lộ diện
Trailer bom tấn hoạt hình “Arcane 2” hé lộ loạt chi tiết thú vị lần đầu lộ diện
HHT - Trailer mùa 2, cũng là mùa cuối của bom tấn hoạt hình “Arcane” (chuyển thể dựa trên game Liên Minh Huyền Thoại) khiến các fan đứng ngồi không yên. Mọi bí ẩn sắp được hé lộ trong cuộc chiến cuối cùng, và đây là một số chi tiết thú vị đã xuất hiện trong trailer, tạo nên các chủ đề bàn tán sôi nổi.

Có thể bạn quan tâm

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.