Sinh viên hỗ trợ người dân mùa dịch qua Tổng đài 1022

0:00 / 0:00
0:00
Sinh viên hỗ trợ người dân mùa dịch qua Tổng đài 1022
SVVN - Thấu hiểu những khó khăn của người dân trong mùa dịch COVID-19, nhiều sinh viên đã quyết định đăng ký trở thành tình nguyện viên của Tổng đài 1022 - nhánh số 4.

Tổng đài 1022 - nhánh số 4 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 6/8 và được vận hành trên hệ thống Callio. Đây là kênh tiếp nhận thông tin hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn TP. HCM. Hiện tại, nhánh số 4 có khoảng 270 tình nguyện viên. Mỗi ngày sẽ có 7 ca trực và một ca trực có khoảng 30 tình nguyện viên được phân công làm nhiệm vụ.

Chia sẻ và kết nối yêu thương

Là một đảng viên nên Nguyễn Thị Phương Đông (năm thứ hai, khoa Môi trường và Tài nguyên, trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) muốn đóng góp một phần sức trẻ của mình vào công cuộc chống dịch. Vì thế, Phương Đông đã đăng ký tham gia tình nguyện trực Tổng đài 1022 từ ngày 11/8. Cô nhấn mạnh đây là một công việc ý nghĩa nhằm chia sẻ và kết nối yêu thương, cũng như giúp cô có thêm kinh nghiệm.

Nhiệm vụ của Phương Đông là ghi nhận và phân loại thông tin của người dân gọi đến tổng đài. Đông thường sắp xếp ca trực vào những lúc không trùng với lịch học trên trường. Vì phải nhận các cuộc gọi liên tiếp nên trước các buổi trực Phương Đông đều chuẩn bị sẵn tâm lý và cập nhật thông tin về cách xử lý tình huống.

Sinh viên hỗ trợ người dân mùa dịch qua Tổng đài 1022 ảnh 1

Đông cảm thấy bản thân trưởng thành hơn khi tham gia công việc này.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô bạn là ở ca trực đầu tiên có một ca khẩn cấp F0 cần giúp đỡ y tế gấp. Con trai của bệnh nhân đã gọi đến và rất hoảng loạn vì mẹ cậu đang có các dấu hiệu xấu. “Mình đã trấn an em thật bình tĩnh và yêu cầu em cung cấp thông tin để mình nhập lên hệ thống. Ngày hôm đó, mình nhận khá nhiều ca khẩn cấp và mình thấy rất tự hào vì đã can thiệp kịp thời”, cô kể lại.

Sống tích cực và có trách nhiệm hơn

Trần Như Ý (năm hai, khoa Ngữ văn Đức, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) bắt đầu ca trực đầu tiên từ ngày 29/8. Như Ý thường trực vào hai khung giờ 12h -14h và 16h -18h, một ngày trung bình cô bạn nhận được khoảng 40 - 50 cuộc gọi. Vì đã bắt đầu năm học mới nên cô bạn thường sắp xếp ca trực vào những ngày nghỉ để vừa đảm bảo tiến độ học tập, vừa có thể tham gia tình nguyện.

Sinh viên hỗ trợ người dân mùa dịch qua Tổng đài 1022 ảnh 2
Sau khi tham gia tình nguyện, Như Ý cảm thấy bản thân kiên nhẫn và học được sự thấu cảm.

Cô bạn cho biết khó khăn lớn nhất là sự nhiễu loạn âm thanh từ phía người dân. Bên cạnh đó, việc trò chuyện cùng những người dân ở nhiều độ tuổi khác nhau và đến từ nhiều vùng miền khác nhau khiến cô bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhận thông tin. Như Ý chia sẻ: “Mình cảm nhận được sự tuyệt vọng của người dân khi họ yêu cầu hỗ trợ. Đó là động lực giúp mình vượt qua khó khăn và thúc đẩy mình làm việc có trách nhiệm hơn”.

Tình cờ được bạn bè giới thiệu, Trần Thanh Phương Thảo (năm thứ ba, trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. HCM) tình nguyện đăng ký trực Tổng đài 1022 từ ngày 10/8. Biết tin con gái tham gia tình nguyện, gia đình Thảo hết sức ủng hộ.

Mỗi ngày, Thảo trực hai ca vào lúc 12h và 18h, mỗi ca trực kéo dài 2 tiếng. Sau hai tuần tham gia tình nguyện, Thảo đã tiếp nhận 246 cuộc gọi. Trước mỗi ca trực, cô bạn đều kiểm tra thiết bị và chuẩn bị các tình huống có thể xảy ra để hỗ trợ người dân một cách tốt nhất.

Sinh viên hỗ trợ người dân mùa dịch qua Tổng đài 1022 ảnh 3
Động lực lớn nhất đối với Phương Thảo chính là các trường hợp gọi đến tổng đài 1022 được hỗ trợ.

Đối với Phương Thảo, việc tiếp nhận hàng chục cuộc gọi không gây quá nhiều khó khăn ngoại trừ việc phải điều chỉnh cảm xúc sau mỗi ca trực. Thảo bộc bạch: “Có những cuộc gọi khẩn cấp mà người dân không giữ được bình tĩnh khi người thân của họ đang đứng ở ranh giới của sự sống và cái chết. Vì vậy, mình phải chuẩn bị tâm lý vững vàng trước mỗi ca trực”.

Hiện tại, Thảo đã phải tạm dừng công việc này do trùng lịch học và chuyện cá nhân. Cô hy vọng TP. HCM sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh để cô bạn được “vi vu” khắp Sài Gòn cùng nhóm bạn.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' xuất quân

Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' xuất quân

SVVN - Sáng ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ xuất quân Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’, mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ hướng tới Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), với sự tham gia của 550 đại biểu từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Hơn 400 bạn trẻ tham gia Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Hơn 400 bạn trẻ tham gia Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

SVVN - Ngày 22/4, T.Ư Đoàn đã tổ chức họp báo thông tin về Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’. Đây là hoạt động được tổ chức từ ngày 24 - 27/4, nhằm tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi về mục đích, ý nghĩa, giá trị lịch sử và tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ.