Sinh viên sáng tạo: Gạch sinh học làm từ nước tiểu

Sinh viên sáng tạo: Gạch sinh học làm từ nước tiểu
HHT - Theo tờ The Guardian, một nhóm sinh viên thuộc Đại học Cape Town, Nam Phi đã chế tạo thành công loại gạch làm từ nước tiểu đầu tiên trên thế giới .
Sinh viên sáng tạo: Gạch sinh học làm từ nước tiểu ảnh 1
Ảnh: Chụp màn hình The Guardian.

Các nhà nghiên cứu trẻ đã trộn cát mịn, nước tiểu và một loại vi khuẩn tiết ra enzyme urease để phân hủy u rê trong nước tiểu, tạo ra chất canxi carbonate (CaCO3) giúp kết dính các hạt cát với nhau. Khác với gạch thông thường cần được nung ở nhiệt độ 1.400 độ C và thường sản sinh khí CO2 gây ô nhiễm môi trường, gạch sinh học có thể được chế tạo trong nhiệt độ phòng nhưng vẫn có được độ chắc chắn.

Để làm ra một viên gạch sinh học cần khoảng 25 - 30 lít nước tiểu. Kỹ sư Vukheta Mukhari, người thẩm định nghiên cứu của nhóm sinh viên, cho rằng đây có thể là nền tảng để tạo ra các loại vật liệu xây dựng mới giá rẻ và thân thiện với môi trường.

Theo thanhnien.vn
MỚI - NÓNG
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?