Sở GD&ĐT Hà Nội: Không có phí nào tên “đặt cọc” hoặc “ghi danh”

Sở GD&ĐT Hà Nội: Không có phí nào tên “đặt cọc” hoặc “ghi danh”
HHT - “Chúng tôi thấy không có quy định phí nào là “phí đặt cọc” hay “phí ghi danh”. Các trường không thể đặt ra như vậy”.

Trên đây là trao đổi của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội vào chiều 10/7 về kì tuyển sinh lớp 10 THPT đang gây xôn xao dư luận.

Không có phí nào tên “đặt cọc” hoặc “ghi danh”

Trước những lùm xùm trong kì tuyển sinh lớp 10 THPT của Hà Nội mấy ngày qua, chiều 10/7, Sở GD&ĐT Hà Nội đã cung cấp một số thông tin quan trọng về kỳ thi tuyển sinh năm nay cũng như hướng tuyển sinh cho năm tới.

Ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, dự kiến tới tháng 9/2018, Sở sẽ công bố đề thi minh họa của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020.

Trước thực trạng nhiều năm nay ở Thủ đô, việc xét học bạ THCS để lấy điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT gây ra những hiện tượng tiêu cực khi giáo viên cũng sẵn sàng cho học sinh đạt loại giỏi Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đồng ý với chủ trương đổi mới cách tuyển sinh vào lớp 10 trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Viết Cẩn - Trưởng Phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng chia sẻ về câu chuyện một số trường ngoài công lập có quy định thu "phí đặt chỗ" khi phụ huynh nộp hồ sơ cho con vào lớp 10 năm 2018 gây ra nhiều tranh luận trong thời gian qua.

Ba mức điểm chuẩn thay đổi của Trường THCS & THPT Tạ Quang Bửu, Hà Nội chỉ qua một đêm. 

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, có hai khoản mà các trường công lập được tự chủ là học phí và phí tuyển sinh nhưng phải công khai với phụ huynh. Khi học sinh được hưởng các dịch vụ thì phải có thỏa thuận.

Các nhà trường đưa ra các khoản thu cũng phải theo quy định. Ví dụ về đồng phục, theo quy định cho cả trường công lập hay ngoài công lập, nhà trường chỉ quyết định về mẫu mã để phụ huynh chủ động tự may.

“Còn các quy định về phí, chúng tôi thấy không có quy định phí nào là “phí đặt cọc” hay “phí ghi danh”. Các trường không thể đặt ra như vậy. Còn mức thu học phí hay tuyển sinh các trường phải chủ động và công khai.

Việc giữ học sinh và tuyển sinh tốt ở các trường ngoài công lập là ở chất lượng nhà trường, chứ không phải bằng biện pháp giữ tiền đặt chỗ hay giữ hồ sơ. Sở cũng yêu cầu các trường trong giai đoạn tuyển sinh không được thu tiền của phụ huynh. Trường chỉ được tự chủ những khoản mà Bộ GD&ĐT đã quy định như học phí và lệ phí tuyển sinh”, ông Cẩn nói.

Sẽ quy định điểm chuẩn vào 10 cho cả trường công và ngoài công lập

Theo ông Lê Ngọc Quang, để hạn chế tình trạng “loạn” điểm chuẩn như sàn chứng khoán giống thời gian vừa qua, sở sẽ tham mưu để quy định về điểm chuẩn cho cả trường công và ngoài công lập. Các trường chỉ được phép tuyển đủ chỉ tiêu, nếu không đủ thì hạ điểm chuẩn chứ không được phép tăng.

Ông Quang cho hay, tuyển sinh Hà Nội không phải năm nay mà năm nào cũng “nóng”. Năm nay càng “nóng” hơn vì học sinh tăng thêm mấy chục nghìn em.

Việc tổ chức tuyển sinh đã được Sở GD&ĐT thực hiện nhanh gọn theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội. Việc công bố điểm trước một ngày so với dự kiến; việc hạ điểm chuẩn của các trường cũng rất ít so với mọi năm.

Năm sau, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tham mưu để hướng dẫn về điểm chuẩn cho cả trường công và ngoài công lập. 

Trước kỳ thi, Sở GD&ĐT đã làm việc với trường ngoài công lập, chấp nhận hai đề xuất của các trường này là được xét tuyển, được tuyển sinh sớm hơn trường công. Điều đó cho thấy, Sở sẵn sàng tạo điều kiện cho trường ngoài công lập và thực tế các trường tuyển sinh tương đối tốt.

Tuy nhiên có những điểm nóng, chẳng hạn như Trường Tạ Quang Bửu. Lý giải điều này, ông Lê Ngọc Quang cho rằng, được thu hồ sơ sớm hơn trường công và thu trước khi có điểm chuẩn nên trường đã thu quá nhiều, phụ huynh vì tâm lý lo lắng nên cũng dồn dập nộp hồ sơ, dẫn đến hành xử sáng 1 điểm chuẩn, chiều 1 điểm chuẩn.

Do đó, năm sau, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tham mưu để quy định trong văn bản hướng dẫn về điểm chuẩn cho cả trường công và ngoài công lập, theo hướng đã tuyển thì chỉ được phép tuyển đủ chỉ tiêu, nếu không đủ thì hạ điểm chuẩn chứ không được phép tăng.

Liên quan đến góp ý về việc công bố phổ điểm, ông Lê Ngọc Quang cho biết, sau khi công bố điểm, các trường không mất nhiều thời gian để “gạt cơ học”, từ đó dự kiến được điểm chuẩn vào trường. Do đó, năm sau Sở GD&ĐT có thể bằng cách này để đưa dự kiến điểm chuẩn, đặc biệt với một số trường được phụ huynh quan tâm để thông tin cho phụ huynh, học sinh.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

HHT - Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ thông tin về 2 bé trai đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội để đi tìm mẹ. Hai em được một người dân bắt gặp trong bộ dáng mệt mỏi, đói khát nên đưa vào nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, theo xác minh mới nhất của Công an huyện Mai Châu, sự thật không đúng như lời kể của hai em.